Chuyển đổi số, chính quyền số và đô thị thông minh đáp ứng yêu cầu phát triển

Lê Cửu |

Chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số và đô thị thông minh là ứng dụng công nghệ thông tin và thành tựu công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0 vào mọi hoạt động đời sống KT - XH để nâng cao năng lực quản lý điều hành nhà nước, tạo ra môi trường năng động để người dân được hưởng các dịch vụ thông minh. Đây chính xu hướng phát triển, là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Trong xu thế phát triển tất yếu của một đô thị trung tâm, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) đã tích cực chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số và đô thị thông minh. Theo đó, hạ tầng nền tảng xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số cơ bản được triển khai đồng bộ, góp phần cải cách hành chính, nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh, nhất là các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, các nhiệm vụ trọng tâm, đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH của thành phố.

Lãnh đạo tỉnh ấn nút khai trương Trung tâm giám sát điều hành thông minh -Ảnh: H.N
Lãnh đạo tỉnh ấn nút khai trương Trung tâm giám sát điều hành thông minh -Ảnh: H.N

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020-2025 của Đảng bộ thành phố Đông Hà đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm là “Tập trung huy động các nguồn lực xây dựng Đông Hà sớm đạt đô thị loại II, từng bước trở thành thành phố thông minh”. Theo kế hoạch của Thành ủy Đông Hà phấn đấu đến năm 2025 tập trung phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan nhà nước. Phấn đấu đạt tỉ lệ 100% thủ tục hành chính được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại thành phố và 60% hồ sơ công việc tại cấp phường được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

Xây dựng hệ thống thông tin, cập nhật vào hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu dùng chung của các sở, ban ngành của tỉnh theo ngành lĩnh lực để kết nối liên thông qua nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu dùng chung LGSP của tỉnh. Số hóa và sử dụng dữ liệu hiệu quả trong hoạt động của chính quyền. Duy trì hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc bảo đảm kết nối, liên thông các cấp chính quyền của thành phố với trục liên thông văn bản của tỉnh và quốc gia. Xây dựng, quản lý thống nhất và tổ chức khai thác có hiệu quả tài liệu lưu trữ điện tử hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND thành phố, việc xây dựng chính quyền điện tử thành phố Đông Hà được đẩy mạnh, đạt những kết quả khá cao, hạ tầng nền tảng cơ bản được xây dựng. Hạ tầng viễn thông, internet ngày càng được hiện đại, đồng bộ. Internet băng thông rộng đã được triển khai, lắp đặt tại 9 phường. Hạ tầng CNTT, mạng LAN, trang thiết bị máy tính của UBND thành phố, các phòng, ban, đơn vị, UBND các phường đã được đầu tư. Để từng bước xây dựng đô thị thông minh, UBND thành phố Đông Hà đã thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) xây dựng đô thị thông minh, ban hành Quy chế hoạt động của BCĐ, huy động các nguồn lực để từng bước xây dựng đô thị thông minh. UBND thành phố đã phối hợp với các sở, ban, ngành về triển khai các dự án thành phần trên địa bàn thành phố theo danh mục thuộc Đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh như triển khai thực hiện các gói dịch vụ ứng dụng CNTT trong lĩnh vực an ninh, công cộng (Hệ thống camera giám sát an ninh và quản lý đô thị) và dịch vụ công hướng tới xây dựng mô hình đô thị thông minh của thành phố.

Trong đó thành phố lắp 99 điểm, 113 mắt; các phường lắp đặt 251 camera giám sát. Đến nay trên địa bàn thành phố có 27 điểm wifi công cộng, triển khai dự án Y tế thông minh, 100% trường học của thành phố được tài trợ miễn phí đường truyền Internet cáp quang (tiết kiệm ngân sách chi phí dịch vụ Internet cho ngành giáo dục thành phố Đông Hà 460 triệu đồng/năm).

Triển khai thực hiện các gói dịch vụ ứng dụng CNTT (Hệ thống camera giám sát an ninh) và dịch vụ công hướng tới xây dựng mô hình đô thị thông minh của thành phố, đầu tư hệ thống truyền hình trực tuyến từ thành phố đến các phường. Đặc biệt, thành phố Đông Hà đã xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh và đưa vào hoạt động ngày 24/12/2020 với khả năng tích hợp dữ liệu và các hệ thống sẵn có cùng các phần mềm điều khiển trung tâm, tạo ra cách nhìn toàn cảnh về thành phố trên mọi lĩnh vực. Trung tâm bao gồm các phân hệ quản lý quan trọng: Hệ thống báo cáo thông tin kinh tế-xã hội, dữ liệu hành chính công, phần mềm quản lý giáo dục, y tế, quản lý lưu trú du lịch thông minh nhằm hỗ trợ công tác quản lý, theo dõi, chỉ đạo điều hành hoạt động của thành phố.

Năm 2021-2022, ngoài việc xây dựng Trung tâm điều hành thông minh IOC, tích hợp đầy đủ thông tin của thành phố Đông Hà tại các dịch vụ được cung cấp ở IOC tỉnh gồm: Hệ thống cơ sở dữ liệu kinh tế-xã hội phục vụ công tác điều hành chỉ đạo; giám sát hành chính công, quy hoạch, quản lý công chức viên chức, giáo dục, y tế; hộ tịch, lưu trú du lịch; giám sát an ninh trật tự (hệ thống camera an ninh,...); cài đặt sử dụng app phản ánh hiện trường của Trung tâm điều hành đô thị thông minh thành phố gắn với chỉnh trang đô thị.

Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Trị kịp thời giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân -Ảnh: T.H
Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Trị kịp thời giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân -Ảnh: T.H

Tích hợp dữ liệu tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân, UBND thành phố đã trình HĐND thành phố thông qua Đề án xây dựng đô thị thông minh thành phố Đông Hà giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và ban hành các quyết định, kế hoạch khai thực hiện đề án. Bên cạnh đó, thành phố đã bố trí nguồn lực để đầu tư 10 dự án thành phần thuộc đề án như: Xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh tại Trụ sở HĐND và UBND thành phố Đông Hà; Hệ thống camera giám sát vi phạm giao thông, an ninh trật tự; ứng dụng đô thị thông minh trực tuyến trên thiết bị thông minh; xây dựng hệ thống hạ tầng quản lý chiếu sáng thông minh thí điểm tại 2 tuyến đường Hàm Nghi và đường Lê Quý Đôn; xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo ngập lụt tại cộng đồng thông minh; xây dựng mô hình thí điểm nông nghiệp thông minh; xây dựng hệ thống an toàn bảo mật, an toàn thông tin cung cấp giải pháp, phần mềm bảo mật đồng bộ cho toàn bộ các máy tính của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thành phố; Giải pháp lắng nghe công dân mạng xã hội. Tổng mức đầu tư của 10 dự án được phê duyệt thực hiện là trên 18 tỉ đồng. Việc triển khai các dự án thành phần đô thị thông minh tại thành phố Đông Hà là nhiệm vụ hết sức ý nghĩa, thiết thực, đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình xây dựng Đông Hà trở thành đô thị thông minh vào năm 2025.

Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng chính quyền số và đô thị thông minh thành phố Đông Hà là một nhiệm vụ quan trọng, cần nhiều nguồn lực để thực hiện. Ngoài việc tự cân đối ngân sách để đầu tư, thành phố rất cần sự phối hợp của các sở ngành và đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điệu kiện của lãnh đạo tỉnh giúp thành phố huy động tối đa các nguồn lực thực hiện để thành phố Đông Hà trở thành mô hình điểm về chuyển đổi số, chính quyền số và đô thị thông minh của tỉnh Quảng Trị.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Triển khai chuyển đổi số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

PV |

UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành Kế hoạch triển khai xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Năng động chuyển đổi nghề hiệu quả giữa dịch bệnh

Nam Phương |

Đại dịch COVID - 19 xảy ra khiến công việc gặp khó khăn nhưng rất nhanh chóng, anh Lê Văn Quý (sinh năm 1998), ở thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã linh hoạt, năng động chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp. Từ một thợ đóng thuyền, anh Quý chuyển qua bán hàng online. Nhờ kinh doanh đúng hướng, anh đã phát triển kinh tế gia đình và tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Chuyển đổi mô hình kinh tế hiệu quả ở vùng khó

Minh Long |

Tận dụng lợi thế địa phương có nhiều nguồn cỏ và các loại lá cây làm thức ăn cho gia súc, anh Hồ A Cơ, Trưởng thôn Ta Xía, xã Hướng Lộc, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) quyết định đầu tư chăn nuôi dê nhốt chuồng. Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, chỉ sau một thời gian ngắn, mô hình chăn nuôi của anh Cơ đã có hiệu quả kinh tế, tạo động lực để anh tiếp tục mở rộng chăn nuôi và đầu tư kinh doanh.

Công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng thích ứng với chuyển đổi số

Lâm Khanh |

Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó chú trọng phát triển hệ thống viễn thông dùng riêng và tự động hóa là nhiệm vụ trọng tâm của Công ty Điện lực Quảng Trị. Nhờ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, phần mềm chuyên dụng nên đã góp phần tăng năng suất lao động, phục vụ công tác sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.