Chuyên gia ấn tượng về chuyển đổi sang năng lượng tái tạo của Việt Nam

Thúc Anh |

Sản lượng từ năng lượng Mặt Trời và gió của Việt Nam lần lượt tăng 237% và 60% vào năm 2020, nâng tỷ trọng các nguồn năng lượng này lên 1/4 - trước gần một thập kỷ so với kế hoạch.

Trang Financial Times của Anh ngày 26/4 đăng bài viết nhận định rằng việc Việt Nam mở rộng các trang trại điện gió và năng lượng Mặt Trời chứng tỏ việc chuyển dịch sang năng lượng “xanh” được xác định là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Theo dữ liệu từ Irena, một tổ chức năng lượng tái tạo liên chính phủ, sản lượng từ năng lượng Mặt Trời và gió của Việt Nam lần lượt tăng 237% và 60% vào năm 2020, nâng tỷ trọng các nguồn năng lượng này lên 1/4 - trước gần một thập kỷ so với kế hoạch.

Một nhà máy điện Mặt Trời ở tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Một nhà máy điện Mặt Trời ở tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)

Bài viết dẫn nhận định của giới chuyên gia cho rằng với tốc độ gió trung bình hơn 10 mét/giây, vùng biển Việt Nam nằm trong top 10% những nơi nhiều gió nhất hành tinh và là nơi lý tưởng để đặt các tuabin gió ngoài khơi.

Đặc biệt, vùng biển ngoài khơi các tỉnh Bình Thuận và Sóc Trăng - nơi các nhà phát triển có kế hoạch xây dựng các trang trại điện gió trị giá hàng tỷ USD ngoài khơi, tương đối nông, độ sâu chỉ khoảng từ 20 mét đến 50 mét.

Nhà phân tích Thu Vũ tại Viện Kinh tế năng lượng và phân tích tài chính ở Ohio (Mỹ), nhận xét: “Việt Nam có một quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo hết sức ấn tượng."

Tuy nhiên, theo chuyên gia này, chi phí của các đơn vị ngoài khơi cao hơn so với gió trên bờ hoặc gần bờ.

Ian Hatton, Chủ tịch Enterprize Energy, một công ty năng lượng tái tạo của Anh, cho rằng để giảm chi phí, Việt Nam phải cải thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng các trạm biến áp và đặt cáp dọc đáy biển để sản xuất ngoài khơi hoặc tìm các giải pháp thay thế. Enterprize đang thử nghiệm chuyển đổi năng lượng gió và nước biển thành hydrogen.

Bài viết lưu ý về tình thế “tiến thoái lưỡng nan” mà các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam phải đối mặt, theo đó nếu sản xuất đủ năng lượng để đáp ứng nhu cầu mà không cải thiện cơ sở hạ tầng truyền tải, công suất bổ sung có thể bị lãng phí.

Tuy nhiên, William Gaillard, Phó Chủ tịch Công ty sản xuất tuabin gió Vestas, cho rằng Việt Nam đã “chỉ ra con đường cho những nước khác đi theo." Ông nói: “Sự kết hợp giữa biểu giá nhập khẩu hấp dẫn với các mục tiêu lắp đặt đầy tham vọng và quy trình cấp phép minh bạch là yếu tố quan trọng trong việc mở khóa thị trường này”.

 (Nguồn: TTXVN)

TAGS

Đáp ứng nhu cầu hòa lưới điện từ các dự án năng lượng tái tạo

Lâm Khanh |

Theo báo cáo của Sở Công thương Quảng Trị đến nay trên địa bàn tỉnh có trên 70 dự án điện gió với tổng công suất dự kiến trên 3.600 MW. Theo tiến độ, các dự án điện gió phía Tây Quảng Trị sẽ được vận hành vào năm 2021 với công suất đạt 2.000-2.500 MW; năm 2022 lên mức 4.000 MW.

Hà Nội: Khai trương hệ thống tưới cây chạy bằng năng lượng Mặt Trời

Việt Đức |

Đại sứ quán Israel đã khai trương hệ thống tưới nhỏ giọt chạy bằng năng lượng Mặt Trời dành cho cây cối tại vườn hoa Bác Cổ như một món quà dành tặng thành phố Hà Nội.

Công ty Cổ phần Năng lượng Gelex Quảng Trị ủng hộ 20 triệu đồng trồng hoa tại công viên Lao Bảo

Xanh EWEC |

Ngày 14/4/2021, tại  thị trấn Lao Bảo (Hướng Hoá, Quảng Trị), UBND thị trấn Lao Bảo và Quỹ Phát triển những con đường hoa tỉnh Quảng Trị tiếp nhận số tiền 20 triệu đồng từ Công ty Cổ phần Năng lượng Gelex Quảng Trị.

Thừa nguồn năng lượng tái tạo, bắt buộc phải cắt giảm

ANH TUẤN |

Theo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, trong những tình huống khẩn cấp, việc cắt giảm năng lượng tái tạo là điều bắt buộc, để duy trì hệ thống điện vận hành an toàn và ổn định.