Chuyện một làng nông thôn mới

Xuân Dũng |

Hôm nay ngồi lại với nhau để bàn việc xóm thôn, người Tân Hiệp vẫn không quên nhớ về một kỷ niệm không thể nào quên của những tháng năm “vật đổi sao dời”, khiến cuộc sống biến động bất ngờ sang một hướng khác đối với những người dân nơi đây. Đó cũng là cách “ôn cố tri tân” hay nói mộc mạc dân gian là ăn cơm mới, nói chuyện cũ. Và những ai có dịp quay lại Tân Hiệp hôm nay chắc hẳn không khỏi ngỡ ngàng.

Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta chưa quên sự cố thôn Tân Hiệp thuộc xã miền núi Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị vào năm 2006. Đang sống yên lành bên bờ sông Hiếu thì đột nhiên nạn sụt lở đất kinh hoàng xảy ra khiến mọi người ngỡ như động đất. Và sau sự cố rất đáng nhớ ấy, thôn Tân Hiệp đã được di dời vào địa điểm hiện nay. Lúc ấy, cả huyện, cả tỉnh và cả nước, cả Việt kiều cũng hướng về Tân Hiệp. Và chưa đến 15 năm sau, cuộc sống đã có nhiều thay đổi. Ông Trần Văn Vượng, một người dân nơi đây nhớ lại chuyện cũ bằng một cảm xúc biết ơn trước tình nghĩa đồng bào.

 

  Thôn Tân Hiệp cũng là một thôn lớn với gần 280 hộ, hơn 1050 nhân khẩu. Sau những tháng ngày biến động của tự nhiên, người dân từng bước phấn đấu, dần dà ổn định cuộc sống của mình. Họ đã bằng nhiều cách an cư để lạc nghiệp lâu dài. Bà con đã tận dụng thế mạnh của đất đai như với hơn chục ha ruộng nước, gần 300 ha đất rừng để đa dạng hóa cây trồng, rồi chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhiều mô hình gia trại đã bắt đầu sinh sôi nảy nở, nhất ở khu vực gần hồ thủy lợi Tân Kim với nguồn nước quan năm suốt tháng. Người dân đã nuôi gà thương phẩm để cung cấp cho thị trường, chọn giống gà thịt ngon được người tiêu dùng ưa chuộng để tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp; bên cạnh đó còn chăn nuôi lợn các loại cũng là cách làm phong phú vật nuôi, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường gia súc, gia cầm. Khi lợn bán được giá thì những hộ chăn nuôi càng phấn khởi để đầu tư cho gia trại của mình, thu nhập ngày càng được cải thiện trong thời điểm những tháng vừa qua và hiện nay. Như đã nói họ cũng đã trồng rừng, một trong những hướng xóa đói giảm nghèo hiệu quả được thực tế kiểm nghiệm, bằng cách lấy ngắn nuôi dài. Vì rằng nếu sống ở khu vực núi đồi mà không có rừng trồng thì cuộc sống khó lòng khấm khá. Người dân đã yên tâm hơn và mong muốn được vay vốn thuận lợi và nhiều hơn để mở rộng sản xuất, thực sự xóa đói giảm nghèo. Anh Trần Văn Vĩnh, một chủ gia trại đã phấn khởi bày tỏ chân thành và mong muốn nhà nước quan tâm hơn nữa để phát triển kinh tế hộ gia đình.

Quang cảnh Tân Hiệp hôm nay đã có nhiều đổi thay đáng mừng, rất nhiều ngôi nhà kiên cố, hơn thế còn khang trang đã mọc lên ở vùng quê này, không còn cảnh tạm bợ che nắng che mưa như ngày mới định cư thiếu thốn trăm bề. Hệ thống giao thông với trụcchính là  đường nhựa và bê tông đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, cho các phương tiện cơ giới phục vụ hoạt động vận tải và những nhu cầu dân sinh thường ngày cũng là một điểm nhấn sinh động của làng quê Tân Hiệp. Bà con Tân Hiệp đã đã đùm bọc nhau trong gian khó, chung ta góp sức trong mưu sinh để từng bước thay đổi cuộc đời mình và thay đổi bộ mặt quê hương.

 Mười mấy năm là khoảng thời gian chưa phải đã dài trong mỗi đời người và càng quá ngắn với một vùng quê nhưng đủ làm chuyển biến vóc dáng, hình hài làng quê Tân Hiệp. Hôm nay về với Tân Hiệp hẳn ai cũng thấy an lòng và vui mừng trước những cuộc sống đã thay da đổi thịt, đã rạo rực sắc màu ấm no, an bình khi đồng tâm hiệp lực xây dựng nông thôn mới, hòa chung bản tráng ca quyết tâm xây dựng của đất và người Cam Lộ. Tất cả đã và đang hứa hẹn những điều mà chúng ta thường gọi là hạnh phúc. Ông Trần Quang Khánh, Trưởng thôn Tân Hiệp cho biết bà con đang ra sức cùng nhau đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, quyết tâm đổi đời.

  Bên cạnh sự đùm bọc của cộng đồng, sự quan tâm của Nhà nước, không thể không ghi nhận quyết tâm của người dân Tân Hiệp để có một cuộc đổi đời như hôm nay sau sự cố “long trời lở đất” với vùng quê này. Tân Hiệp đã đi lên bằng sức mạnh nội sinh, bằng tình cảm trên dưới một lòng, bằng tình yêu quê hương từ trong những ngày gia khó nhất. Tất cả đã làm nên hương sắc cuộc đời, tạo lập một hình ảnh an bình, no ấm như hiện hữu hôm nay. Và điều đó đã truyền cảm hứng tốt lành cho nhiều con em Tân Hiệp dù ở quê nhà hay sống nơi chân trời góc bể.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Triển vọng phát triển cây bơ, cây sầu riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Thanh Trúc |

Ngày 21/7/2020, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Công ty TNHH cây giống Bảo Nguyên tổ chức hội thảo phát triển cây bơ, cây sầu riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 

Cam Chính đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

NTH |

Ngày 17/7, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) tổ chức lễ đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2019.

Làm giàu từ nuôi tôm thẻ chân trắng

Hà Trang |

Với ý chí và nghị lực vươn lên, ông Nguyễn Xuân Thiết (sinh năm 1957), ở thôn 6, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã thành công với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, đem lại nguồn thu nhập cho gia đình, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Tình hình thực hiện các dự án do nước ngoài tài trợ tại tỉnh Quảng Trị

Thanh Trúc |

Ngày 8/7/2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến đi kiểm tra hiện trường thi công và làm việc với các đơn vị liên quan về tình hình thực hiện các dự án Phát triển đô thị dọc Hành lang tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) và Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Trị (BIIG2) do Sở Kế hoạch và Đầu tư làm chủ đầu tư.