Dành 900 triệu đồng xác lập quyền chỉ dẫn địa lý 'Chè vằng Quảng Trị'

Nguyên Lý |

UBND tỉnh Quảng Trị vừa ra quyết định dành gần 900 triệu đồng để thực hiện xác lập quyền chỉ dẫn địa lý “Chè vằng Quảng Trị”.

Việc xác lập quyền chỉ dẫn địa lý “Chè vằng Quảng Trị” được thực hiện với các quy trình như: xây dựng bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý; quy trình sản xuất cao chè vằng và bộ tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm; xác định đặc tính chất lượng của sản phẩm; xác định vùng trồng chè vằng nguyên liệu đáp ứng tiêu chuẩn chế biến; quy chế quản lý và sử dụng chri dẫn địa lý.

Chè vằng là một trong những cây dược liệu nổi tiếng nhất ở vùng đất Quảng Trị từ hàng trăm năm qua.
 

Ngày nay, chè vằng vừa cho hiệu quả kinh tế cao, vừa giúp bảo vệ sức khỏe con người khi có công dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan.

Đến hết năm 2019, tỉnh Quảng Trị có trên 60ha chè vằng, trong đó có hơn 50ha nuôi trồng, còn lại là diện tích chè vằng tự nhiên, cho tổng sản lượng khoảng 4.000 tấn/năm.

Chè vằng được trồng tập trung ở huyện Cam Lộ và một số diện tích được trồng ở thành phố Đông Hà và các huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Hải Lăng. Mỗi hécta đất trồng được khoảng gần 30.000 cây chè vằng.

Ngay trong năm đầu tiên trồng, 1 ha chè vằng cho sản lượng khoảng 10 tấn.

Từ năm thứ hai, chè vằng cho thu hoạch 2 lần trong một năm, với sản lượng trên 10 tấn/lần thu hoạch. Chè vằng có giá bán ổn định 10.000 đồng/kg, nên mỗi hécta chè vằng cho thu nhập khoảng trên 200 triệu đồng mỗi năm.

Chè vằng đã được đưa vào bộ cây trồng chủ lực của tỉnh Quảng Trị, để phát triển theo hướng sản xuất trên quy mô lớn gắn với chế biến sâu.

Từ năm 2018, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị phối hợp với Viện Hóa học các hợp chất Thiên nhiên Việt Nam, nghiên cứu chuyên sâu hoạt tính sinh học của chè vằng đối với sức khỏe con người.

Các nhà nghiên cứu đã chiết xuất thành công hoạt tính của chè vằng và sản xuất thương mại chè vằng hòa tan với thương hiệu “Tralavang."

Loại chè này tan nhanh trong nước, có màu xanh trong, mùi thơm đặc trưng, vị đắng đậm tự nhiên. Hiện nay, sản phẩm “Tralavang” được thị trường rất ưa chuộng, bởi ngoài làm nước uống, “Tralavang” còn hỗ trợ chức năng gan, kháng viêm, thải độc chống lão hóa.

Tỉnh Quảng Trị cũng đã xác lập quyền chỉ dẫn địa lý cho đặc sản hồ tiêu, được trồng tập trung ở các huyện: Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh và Hướng Hóa với tổng diện tích trên 2.500ha.

(Nguồn: TTXVN)

TAGS

Phiên chợ vùng cao Hướng Hoá sẽ được tổ chức vào những ngày áp tết Nguyên đán

Hồ Thông |

Ngày 02/01/2020, bà Nguyễn Thị Huyền, Trưởng Phòng Văn hoá Thông tin huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) cho biết, Phiên chợ vùng cao Hướng Hoá sẽ chính thức diễn ra từ ngày 10-11/01/2020 (nhằm ngày 16-17/12 âm lịch).

Quảng Trị, qua góc nhìn flycam

Yên Mã Sơn |

Năm 2019 tỉnh Quảng Trị có nhiều sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển cả quy mô và chiều sâu.

Thương hiệu chuối Hướng Hoá ngày càng được khẳng định trên thị trường

Kim Huệ |

Từ tháng 8 năm 2018 đến nay, các hộ dân trồng chuối trên địa bàn huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) rất phấn khởi khi sản phẩm chuối đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể chuối Hướng Hóa. Qua đó, đã góp phần khẳng định thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.  

Sắp có thương hiệu Bơ Hướng Hóa

Nguyễn Khang |

UBND huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vừa cho biết, các cơ quan chuyên môn của huyện đang hoàn thiện thủ tục để đăng ký thương hiệu “Bơ Hướng Hóa” tại Cục sở hữu trí tuệ.