Đất này, Ái Tử...

Phạm Xuân Dũng |

Nằm dọc theo trục đường thiên lí Bắc-Nam, nhiều người gần xa từ lâu đã biết đến địa danh Ái Tử thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Gần 500 năm trước đã có một cuộc chuyển dịch từ phương Bắc vào phương Nam dừng chân ở Quảng Trị của chúa Nguyễn Hoàng. Trong thiên lí dặm trường hành phương Nam mở cõi Đại Việt, Aí Tử như một cột mốc lịch sử đã sừng sững trường tồn cho đến hôm nay.

Ngay từ khi Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào dựng nghiệp xứ Đàng Trong vào năm 1558 đã có ý xây dựng cơ đồ từ mảnh đất Ái Tử để mưu sự dài lâu. Ái Tử đã thành thủ phủ ngay từ những ngày đầu đầy gian nan, nguy hiểm nhưng đó cũng là lúc thể hiện rõ nhất hùng tâm đại lược của một bậc anh hùng như Nguyễn Hoàng. Đó là sự lựa chọn của lịch sử thông qua số phận và tầm nhìn của một con người đặt cột mốc sừng sững đầu tiên trong quá trình Nam tiến của cha ông. Lịch sử và hậu thế đã ghi nhận điều này, ghi nhận công lao của một thời đại đã mang lại những thay đổi thật sự lớn lao cho giang sơn xã tắc. Ái Tử được vinh dự trong sự lựa chọn này để rồi mang lại nhiều kết quả mở rộng cương vực quốc gia, để lại một tài sản có thể nói đúng là vô giá.
 
 Chùa Sắc Tứ​

Cho đến hôm nay đất này vẫn còn nhiều nơi một màu cát trắng, ấy thế nhưng đây lại là mảnh đất đắc địa với những người có chí lớn, nhìn xa trông rộng như Nguyễn Hoàng. Quả thật mảnh đất Ái Tử đã chứng thực điều này, giúp các chúa Nguyễn, sau này là triều Nguyễn mở mang bờ cõi của nửa nước phía Nam. Có thể nói như người xưa, mảnh đất Ái Tử là đất thang mộc của nhà Nguyễn suốt mấy trăm năm. Bản đồ Đại Việt từ đây đã mở mang rộng dài cho đến Nam Bộ, đến tận mũi Cà Mau. Cho nên cần phải nhắc lại và nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của địa danh Ái Tử trong lịch sử Việt Nam. Và một điều đặc biệt nữa mà nhiều người không để ý, đó là trên dải đất Việt Nam có nhiều nơi có hòn Vọng Phu, nhưng địa danh Ái Tử thì chỉ riêng Quảng Trị mới có. Và đáng nói hơn là hai câu ca dao mang nhiều ý nghĩa lớn lao của đất nước lại hội tụ từ mảnh đất này: “Mẹ thương con ra ngồi cầu Ái Tử/Vợ trông chồng lên đứng núi Vọng Phu”.

Một điểm nhấn khác trong câu chuyện về Ái Tử, đó là ngôi chùa Sắc Tứ, mà tên chữ đầy đủ là Tổ Đình Sắc Tứ Tịnh Quang. Theo các nhà nghiên cứu địa phương Tổ Đình Sắc Tứ Tịnh Quang lúc mới lập khoảng những năm niên hiệu Vĩnh Hựu đời Hậu Lê (1735-1739) có tên là Am Tịnh Độ. Năm Kỷ Sửu Vĩnh Hựu thứ 5 (1739) Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát trong một dịp xa giá ra Quảng Trị, cảm khái với cảnh trí chốn Phật đường và tiếng tăm của nó trong dân chúng đã thân hành viết năm chữ: “Sắc Tứ Tịnh Quang Tự”, rồi cho làm bảng sơn son thếp vàng để tặng cho ngôi chùa. Từ đó Am Tịnh Độ trở thành chùa Tịnh Quang và dân chúng cũng từ đó quen gọi: chùa Sắc Tứ (chùa được triều đình sắc phong). Chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1991. Chùa nằm trên manh đất rộng, bằng phẵng, trước chùa là một cái hồ tạo nên một quần thể phong cảnh hữu tình. Chùa Sắc Tứ từ lâu được xem là cổ tự bậc nhất ở Quảng Trị được nhiều vị tăng ni tu tập và phật tử sùng đạo ngưỡng vọng. Vào chùa sẽ thấy một khung cảnh trang nghiêm, thành kính trước kiến trúc và hình tượng mang đậm bản sắc và dấu ấn Phật giáo đã và đang hiện hữu trên mảnh đất Quảng Trị. Có thể nói đây là ngôi chùa có ảnh hưởng lớn nhất đối với phật tử kể từ khi Sắc Tứ ra đời cho đến hôm nay.

Trải qua hai cuộc chiến trường kì và tàn khốc, có khi Ái Tử là căn cứ quân sự, có cả sân bay phục vụ mục đích chiến tranh, nay thị trấn này đã hồi sinh trở lại cùng với một Quảng Trị sau ba mươi năm tái lập, quang cảnh Ái Tử hôm nay là hình ảnh của một thị trấn đi từ không đến có, từ hoang tàn đổ nát đến ấm no, từ hai bàn tay trắng đến việc gom góp dựng cơ nghiệp cho mỗi ngôi nhà và cho quê hương. Những gì đang diễn ra trước mắt cho thấy một gương mặt của thị trấn này đang có những đổi thay tích cực, đáng mừng trong chặng đường đi lên phải vượt qua muôn trùng gian khó.

Ái Tử qua năm tháng đã trở thành một địa danh hằn sâu trong tâm thức bao người, nhất là với những người dân Quảng Trị. Tái thiết quê hương trong hòa bình và đổi mới, với mong mỏi một tương lại tốt đẹp hơn luôn là khát vọng được nuôi dưỡng từ mảnh đất gió Lào cát trắng dọc đường thiên lí Bắc - Nam. Những năm tháng đã qua, thị trấn này đã phải vất vả trong công cuộc xây dựng một đô thi trung tâm của huyện Triệu Phong, một dấu chấm đậm nét phía nam tỉnh Quảng Trị dọc theo quốc lộ 1. Đó là một cuộc chuyển mình không hề đơn giản khi muốn thay đổi những gì nghèo nàn, lạc hậu, cản đường tiến lên phía trước. Mồ hôi, công sức và trí tuệ của bao người đã cùng nhau đồng lòng để có được những thành công trong xây dựng một thị trấn từng bước văn minh, sánh vai cùng bạn bè nhiều nơi trên quê hương Quảng Trị.

Ái Tử từ một làng quê nay đã thay áo trở thành đô thị. Dù vậy đây vẫn giữ lại được nhiều nét chân quê, mộc mạc gần gũi với người dân Quảng Trị. Và bên cạnh đó phố, nhà cửa, đường sá khang trang vẫn mọc lên theo hành trình đi lên của quê hương đất nước. Một mảnh đất có bề dày lịch sử đặc biệt, có danh lam thắng cảnh, có những câu ca thấm đẫm sử kí chống ngoại xâm, rung động sâu xa hồn người đất Việt. Một mảnh đất như thế phải được rạng ngời trên con đường đi tới mai sau.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn kỉ niệm 25 năm ngày thành lập

Tú Linh |

 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP Đông Hà, Quảng Trị) long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11; 25 năm ngày thành lập trường và 30 năm thành lập hệ chuyên.

Câu lạc bộ xe đạp thể thao Lao Bảo ủng hộ trồng 1 km đường hoa

Hoàng Hùng |

Hưởng ứng lời kêu gọi của Quỹ Phát triển những con đường hoa tỉnh Quảng Trị, Câu lạc bộ xe đạp thể thao Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã ủng hộ trồng mới 1 km đường hoa dã quỳ trên đường Hồ Chí Minh đoạn từ tượng đài Chiến Thắng Khe Sanh vào đến sông Sê Băng Hiêng. 

Những chú "lính cứu hoả nhí" thăm đường hoa dã quỳ

YMS |

Công ty TNHH Đào tạo Kỹ năng sống Super IQ (đóng tại thị trấn Khe Sanh) phối hợp với Đoàn thanh niên Đội chữa cháy và cứu hộ cứu nạn khu vực Lao Bảo (thị trấn Lao Bảo, Hướng Hoá, Quảng Trị) tổ chức chương trình "Chú lính chì dũng cảm".

Quảng Trị: Cà phê được mùa nhưng giá đầu vụ giảm

Đ.V |

Hiện nay, người trồng cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã bắt đầu bước vào thu hoạch cà phê. Theo đánh giá, năm nay năng suất cây cà phê trên địa bàn huyện tăng nhưng giá đầu vụ giảm so với năm trước.

Phóng viên "làm mưa, làm gió" ở Quảng Trị vừa bị bắt ở Quảng Bình

Đ.N |

Cầm giấy giới thiệu của Thời báo Làng nghề Việt, Nguyễn Hữu Nhất (SN 1993, trú tại xã Quảng Hòa, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) đe doạ, vòi vĩnh và bị bắt sau khi cưỡng đoạt 8 triệu đồng đối với Bệnh viện Đa khoa Đồng Hới.

Cô giáo Vật lý làm hồi sinh chiếc bánh nổ truyền thống Quảng Trị

Trịnh Bang Nhiệm |

Cô giáo Mai Thị Tuyết Sương lập nên cơ sở sản xuất bánh nổ Sương Mai với quyết tâm khôi phục lại nghề làm bánh nổ truyền thống của quê hương Quảng Trị.

Quảng Trị sẽ dư gần 500 công chức, cán bộ không chuyên trách

H.L |

Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị Hồ Ngọc An cho biết, sau khi thực hiện sắp xếp, tỉnh Quảng Trị sẽ dôi dư 258 cán bộ, công chức (129 cán bộ và 129 công chức); người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư là 227 người.

Con đường hoa dã quỳ sẽ là điểm nhấn cảnh quan trên đường Hồ Chí Minh

P.V |

Ngày 25.10, hưởng ứng cuộc vận động của Quỹ Phát triển những con đường hoa tỉnh Quảng Trị, đồng chí Nguyễn Quân Chính - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã gửi 5.000.000 đồng ủng hộ với mong muốn Quỹ Phát triển những con đường hoa sẽ ngày càng phát triển, góp phần tạo ra cảnh quan tươi đẹp và môi trường xanh - sạch - đẹp trên quê hương Quảng Trị.