Đẩy mạnh cải cách hành chính để bảo vệ rừng tốt hơn

Lê An |

Trong những năm qua, công tác cải cách thủ tục hành chính tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị đã có những chuyển biến mạnh mẽ, mang lại hiệu quả tích cực, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng cũng như thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.


Xác định công tác cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của lực lượng kiểm lâm, thời gian qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra; cải cách thể chế, theo dõi thi hành pháp luật; thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; thực hiện chế độ công vụ, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức; cải cách tài chính công cho đến xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử... đã được lãnh đạo chi cục, các phòng chuyên môn nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc quan tâm chú trọng thực hiện.

Theo đó, trong cải cách thể chế, từ đầu năm đến nay, Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh công bố hiện trạng rừng năm 2023. Ban hành các kế hoạch kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2024; kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp năm 2024

Lực lượng Kiểm lâm huyện Hướng Hóa tuần tra bảo vệ rừng -Ảnh: L.A
Lực lượng Kiểm lâm huyện Hướng Hóa tuần tra bảo vệ rừng -Ảnh: L.A

Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024; kế hoạch thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước năm 2024; kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2024. Ban hành 6 văn bản chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc cập nhật, nghiên cứu, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành để tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ.

Đối với cải cách thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện cơ chế một cửa, trên cơ sở các quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm đã rà soát TTHC, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh công bố báo cáo thay đổi cá nhân, phòng chuyên môn về giải quyết TTHC. Tiếp tục lựa chọn, cung ứng 16 TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 8 TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến một phần.

Niêm yết 100% TTHC đã được UBND tỉnh công bố tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh, văn phòng chi cục, đăng tải trên Trang Thông tin điện tử của tỉnh, của Sở Nông nghiệp và PTNT để cá nhân, tổ chức tìm hiểu, giám sát và thực hiện TTHC. Tiếp nhận, xử lý kịp thời những phản ánh, kiến nghị, góp ý của cá nhân, tổ chức về những bất cập trong TTHC. Đến nay đã tiếp nhận, giải quyết đúng hạn 27 hồ sơ TTHC tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh.

Trong công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, trên cơ sở các quyết định của UBND tỉnh, Chi cục Kiểm lâm đã tiến hành sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy chi cục, đến nay đã ổn định và đi vào hoạt động hiệu quả; thực hiện việc ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng, đơn vị thuộc chi cục và các trạm kiểm lâm khu vực thuộc hạt kiểm lâm để thực hiện nhiệm vụ.

Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác điều động, chuyển đổi vị trí công tác của công chức năm 2024; thực hiện công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, điều động, biệt phái, chuyển đổi vị trí công tác đúng theo quy định.

Công nghệ thông tin được ứng dụng ngày càng rộng rãi, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức được chú trọng, ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ của công chức có chuyển biến tích cực.

Đã ban hành kế hoạch chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Chi cục Kiểm lâm năm 2024; kế hoạch triển khai thực hiện đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2024.

Chỉ đạo các đơn vị tăng cường sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin và nâng cao chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng hiệu quả các phần mềm phục vụ nghiệp vụ, thực hiện tốt phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công vụ trong chỉ đạo điều hành từ chi cục đến các đơn vị trực thuộc.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả ứng dụng Zalo trong chỉ đạo điều hành nhiệm vụ; việc ban hành văn bản điện tử, sử dụng chữ ký số, sử dụng thư điện tử công vụ trong thực hiện nhiệm vụ được triển khai thống nhất ở chi cục đến các đơn vị trực thuộc. Duy trì và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của chi cục; xây dựng mục tiêu chất lượng, chính sách chất lượng của chi cục năm 2024.

Đã tăng cường ứng dụng công nghệ số, sử dụng các phần mềm như: FRMS, QGIS, Mapinfor, Vtool... để quản lý bảo vệ rừng, giám sát sự thay đổi hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp. Thực hiện cập nhật tất cả các lô rừng có biến động vào cơ sở dữ liệu, số hóa thông tin và quản lý đồng bộ dữ liệu theo các lô, khoảnh, tiểu khu, từ cấp xã đến trung ương trên phần mềm FRMS.

Ứng dụng công nghệ GIS để phân tích giải đoán các loại ảnh vệ tinh mới như Planet, Sentinal2... Từ đó kịp thời phát hiện các biến động diện tích rừng trên thực địa, đặc biệt là rừng tự nhiên.

Giám sát các dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng. Ứng dụng công nghệ trong rà soát điều chỉnh ba loại rừng trên địa bàn tỉnh một cách tương đối chính xác, tiệp cận với thực tế tại hiện trường, giúp cho ngành Nông nghiệp và PTNT quản lý rừng và đất lâm nghiệp hiệu quả hơn.

Ngoài ra, còn xây dựng quản lý dữ liệu bản đồ số về cảnh báo cháy rừng, hệ thống cảnh báo, dự báo cấp dự báo cháy rừng; hệ thống cơ sở hạ tầng về lâm nghiệp, bản đồ phương án huy động lực lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh...

Đến nay, hầu hết cán bộ nghiệp vụ của Chi cục Kiểm lâm đã ứng dụng công nghệ số vào quản lý bảo vệ rừng; sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng cài đặt các phần mềm FMRS, Vtool, Mapinr, GeoPfes có nền ảnh vệ tinh... để quản lý, điều tra khảo sát thực địa, chuyển đổi và khai thác dữ liệu bản đồ số, xác định vị trí, khoanh vẽ lô rừng, điểm, đường, xác định diện tích, khoảng cách một cách nhanh chóng và chính xác.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Trần Hiệp cho biết, thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; xây dựng kế hoạch, xác định cụ thể các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của lực lượng kiểm lâm; phân công trách nhiệm thực hiện đối với các phòng chuyên môn nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc và sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị với nhau trong việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.

Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng cán bộ công chức, cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của lực lượng kiểm lâm trong giai đoạn mới.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Lào lên kế hoạch quản lý Rừng bảo tồn Quốc gia

Tổng hợp |

Lào có 26 rừng bảo tồn, trong đó có 6 điểm được công nhận là “Vường Quốc gia”, là loại rừng bảo tồn được quản lý ở mức độ cao, là nơi có đa dạng các loại sinh vật học, động vật hoang dã quý hiếm và có nguy cơ tiệt chủng.

Đề xuất hơn 241 tỉ đồng đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng

Minh Long |

Ngày 23/9, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT; Cục Kinh tế hợp tác và PTNT; Ban Quản lý các Dự án nông nghiệp đề xuất bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 thực hiện Dự án đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị với tổng mức đầu tư 241,275 tỉ đồng.

Sử dụng 4.000 dây bẫy thú rừng thu được để tạo hình tượng Sao La tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã

Trường Nguyên |

Thông tin từ Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, để xử lý số lượng lớn dây bẫy thú rừng đã thu gỡ, đơn vị đã hiện thực ý tưởng tạo hình tượng đôi Sao La từ dây bẫy thú rừng để đặt trưng bày tại nhà truyền thông của đơn vị nhằm tăng hiệu quả hoạt động tuyên truyền bảo tồn động vật hoang dã.

Hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ở Đakrông

Minh Trí |

Xác định quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường và đảm bảo QP-AN, thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (QLBV&PTR) trên địa bàn huyện Đakrông đã được lãnh đạo thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống chính trị từ cấp ủy đảng đến chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể.