Sử dụng 4.000 dây bẫy thú rừng thu được để tạo hình tượng Sao La tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã

Trường Nguyên |

Thông tin từ Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, để xử lý số lượng lớn dây bẫy thú rừng đã thu gỡ, đơn vị đã hiện thực ý tưởng tạo hình tượng đôi Sao La từ dây bẫy thú rừng để đặt trưng bày tại nhà truyền thông của đơn vị nhằm tăng hiệu quả hoạt động tuyên truyền bảo tồn động vật hoang dã.

Thông tin từ Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đakrông cho biết, để xử lý số lượng lớn dây bẫy thú rừng đã thu gỡ, đơn vị đã hiện thực ý tưởng tạo hình tượng đôi Sao La từ dây bẫy thú rừng để đặt trưng bày tại nhà truyền thông của đơn vị nhằm tăng hiệu quả hoạt động tuyên truyền bảo tồn động vật hoang dã.

Theo đó, từ tháng 9/2023, Khu BTTN Đakrông phối hợp Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) thành lập 3 đội tuần tra, tháo gỡ bẫy động vật rừng. Các đội này gồm các thành viên nhận khoán bảo vệ rừng và cán bộ kiểm lâm tiểu khu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sự sống các loài động vật hoang dã trước các hoạt động săn, bẫy, bắt.

Tác phẩm đôi Sao La được tạo từ 4.000 dây bẫy thú rừng trưng bày tại nhà truyền thông của Khu BTTN Đakrông để phục vụ công tác tuyên truyền bảo tồn đa dạng sinh học - Ảnh: Khu BTTN Đakrông
Tác phẩm đôi Sao La được tạo từ 4.000 dây bẫy thú rừng trưng bày tại nhà truyền thông của Khu BTTN Đakrông để phục vụ công tác tuyên truyền bảo tồn đa dạng sinh học - Ảnh: Khu BTTN Đakrông


Sau hơn một năm hoạt động, các lực lượng đã triển khai hơn 153 đợt với 278 ngày tuần tra trên tổng chiều dài hơn 2.290 km đường rừng.

Qua đó, phát hiện và tháo gỡ, tịch thu trên 5.000 bẫy động vật rừng làm bằng dây cáp, 1 khẩu súng tự chế và phá hủy 64 lán trại bất hợp pháp.

Giám đốc Ban Quản lý Khu BTTN Đakrông Trương Quang Trung thông tin, việc tháo gỡ, tịch thu nhiều bẫy thú rừng trên đã góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn động vật hoang dã.

Để giải quyết, xử lý số lượng lớn dây bẫy nói trên bằng việc tiêu hủy rất khó, cho nên, đơn vị đề xuất ý tưởng dùng các dây bẫy bằng cáp này tạo hình tượng thành đôi Sao La – loài thú lớn đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng cao trên thế giới với mệnh danh “Kỳ lân Châu Á” để phục vụ hoạt động truyền thông tại đơn vị.

“Để hoàn thành tác phẩm đôi Sao La bằng dây bẫy thú rừng, chúng tôi mời nghệ nhân Lê Tiến cùng cộng sự thực hiện trong vòng hơn 30 ngày với trên 4.000 dây bẫy thú rừng bằng cáp.

Hiện tác phẩm được trưng bày tại nhà truyền thông của đơn vị nhằm tuyên truyền tác hại của nạn săn bắt động vật hoang dã, nâng cao nhận thức các tầng lớp nhân dân về bảo tồn đa dạng sinh học”, ông Trung cho biết thêm.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Đakrông: Khởi tố nam thanh niên vận chuyển 2 cá thể động vật quý hiếm

Nguyên Ân |

Ngày 22/9, thông tin từ Công an huyện Đakrông (Quảng Trị) cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) đơn vị này vừa ra quyết định khởi tố bị can đối với đối tượng Hồ Đắc Thiệu (sinh năm 1997), trú tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) về hành vi vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.

Quảng Trị và Salavan tăng cường hợp tác quản lý bảo vệ rừng, động vật hoang dã

Nguyễn Đình Phục |

Ngày 12/9, tại huyện Saravane, tỉnh Salavan, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Chi cục Thanh tra lâm nghiệp tỉnh Salavan và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã giai đoạn 2024 - 2029.

Phát động chiến dịch hành động vì động vật hoang dã

Lê An |

Ngày 24/3, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ mít tinh phát động chiến dịch hành động vì động vật hoang dã với thông điệp “Con người có cặp, thú rừng có đôi; Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời”.

Thản nhiên rao bán động vật hoang dã trên Quốc lộ 9

Trần Tuyền |

Ngày 19/3, khi đi trên tuyến Quốc lộ 9, đoạn qua xã Đakrông, huyện Đakrông (Quảng Trị), chúng tôi bắt gặp nhiều người dân đang rao bán các sản vật của núi rừng nên dừng lại tìm hiểu.