Đề xuất hơn 241 tỉ đồng đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng

Minh Long |

Ngày 23/9, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT; Cục Kinh tế hợp tác và PTNT; Ban Quản lý các Dự án nông nghiệp đề xuất bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 thực hiện Dự án đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị với tổng mức đầu tư 241,275 tỉ đồng.

 

Trong đó, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng đường lâm sinh kết nối vùng nguyên liệu với tổng chiều dài dự kiến 87,71 km, kinh phí 219,275 tỉ đồng; hỗ trợ đầu tư các hạng mục, mô hình liên quan đề án vùng nguyên liệu 22 tỉ đồng. Vốn đầu tư do Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện.

Hạng mục đề xuất gồm các hạng mục phục vụ vùng nguyên liệu (gồm: Hỗ trợ hạ tầng và máy móc trang thiết bị cho hợp tác xã có đủ năng lực, nhu cầu tham gia các dịch vụ khai thác, tỉa thưa, vận chuyển, sơ chế, chứng chỉ FSC-CoC; hệ thống băng chuyền và máy cưa xẻ gỗ theo tiêu chuẩn) và các tuyến đường lâm sinh độc đạo phục vụ vận chuyển gỗ rừng trồng, vật tư phục vụ trồng và chăm sóc rừng cho các vùng nguyên liệu gỗ của các huyện.

Các tuyến đường lâm sinh được đầu tư xây dựng sẽ góp phần làm tăng giá trị sản phẩm gỗ lên gấp 1,5 lần giá trị hiện tại nhờ giảm thiểu tối đa chi phí vận chuyển, đi lại chăm sóc, quản lý cây trồng và phòng cháy chữa cháy rừng.

Hệ thống đường giao thông sau khi được hỗ trợ đầu tư sẽ kết nối vùng sản xuất nguyên liệu với các nhà máy thu mua, chế biến sản phẩm gỗ rừng trồng, làm giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả, giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng dự án, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Sử dụng 4.000 dây bẫy thú rừng thu được để tạo hình tượng Sao La tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã

Trường Nguyên |

Thông tin từ Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, để xử lý số lượng lớn dây bẫy thú rừng đã thu gỡ, đơn vị đã hiện thực ý tưởng tạo hình tượng đôi Sao La từ dây bẫy thú rừng để đặt trưng bày tại nhà truyền thông của đơn vị nhằm tăng hiệu quả hoạt động tuyên truyền bảo tồn động vật hoang dã.

Hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ở Đakrông

Minh Trí |

Xác định quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường và đảm bảo QP-AN, thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (QLBV&PTR) trên địa bàn huyện Đakrông đã được lãnh đạo thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống chính trị từ cấp ủy đảng đến chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể. 

Quảng Trị và Salavan tăng cường hợp tác quản lý bảo vệ rừng, động vật hoang dã

Nguyễn Đình Phục |

Ngày 12/9, tại huyện Saravane, tỉnh Salavan, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Chi cục Thanh tra lâm nghiệp tỉnh Salavan và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã giai đoạn 2024 - 2029.

“Phế liệu chiến tranh” hóa thanh âm núi rừng

Sỹ Hoàng |

Vẫn còn trong ánh hồi quang soi chiếu từ quá khứ chưa xa của nhiều già làng người đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Kô là bao lần băng rừng, lội suối gùi cõng đạn dược, lương thực cho bộ đội dưới tán rừng già thâm u được soi chiếu bằng pháo sáng; băng qua cánh rừng bị thiêu rụi bởi bom napan của Mỹ ngụy. Xác máy bay hay pháo sáng cùng nhiều loại bom, đạn của Mỹ ngụy dội xuống những cánh rừng Trường Sơn năm xưa, đến bây giờ được các nghệ nhân người Vân Kiều, Pa Kô tỉ mẩn chế tác thành đàn Ta lư, Xar (có tên gọi khác là xập xõa)... để hòa âm cùng các làn điệu dân ca.