Giá USD ngân hàng chính thức lên 24.000 đồng

Thanh Mai |

Ngân hàng Nhà nước hôm nay yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.371 đồng, tăng 25 đồng so với ngày hôm qua.

Ngày 30/9, các ngân hàng thương mại đã cùng tăng giá USD thêm 40 đồng so với đầu ngày, giá bán chính thức tại một số nhà băng đã cán mức 24.000 đồng/USD.

Tại Eximbank, giá mua USD tăng lên 23.720 đồng. Còn giá bán USD tăng nhanh hơn với 40 đồng, lên 24.000 đồng/USD. Vietcombank cũng bán USD với giá 24.000 đồng, mua vào 23.690 - 23.720 đồng. Giá mua USD tại ACB cũng lên 23.700 - 23.760, bán ra 24.000 đồng…

 

Trên thị trường liên ngân hàng, giá USD vẫn tiếp tục tăng trong sáng nay, lên 23.870 đồng. Giá USD đang giao dịch cao hơn Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước 170 đồng và mức chênh lệch này ngày càng tăng cao.

Trước việc USD ngày một mạnh lên, Ngân hàng Nhà nước đã tăng các loại lãi suất điều hành, bao gồm trần lãi suất huy động dưới 6 tháng lên 1 điểm phần trăm để phần nào giữ giá tiền đồng. Tới nay, nhà điều hành cũng bán ra ít nhất 20 tỷ USD từ quỹ dự trữ ngoại hối để can thiệp tỷ giá khiến quy mô quỹ dự trữ về dưới 90 tỷ USD.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh nửa cuối năm 2022

PV |

Giới phân tích cho rằng, bất chấp một số lực cản, lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong nửa cuối năm nay.

Ngân hàng siết cho vay, doanh nghiệp gặp khó khăn

Mai Lâm |

Nhu cầu về vốn của doanh nghiệp tăng cao nhằm phục vụ sản xuất, kinh doanh những tháng cuối năm. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay số lượng giới hạn cho vay (room tín dụng) của các ngân hàng đều hết khiến việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đã khó nay càng khó hơn.

Ngân hàng đẩy mạnh giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ

PV |

Thông qua các gói tín dụng lãi suất ưu đãi, sản phẩm dịch vụ đặc thù phù hợp với từng nhóm khách hàng, các ngân hàng tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Nới room tín dụng: Ngân hàng tập trung vốn cho phục hồi kinh tế

Thúy Hà |

Một số ngân hàng được tăng thêm hạn mức tín dụng đã ngay lập tức lên kế hoạch tập trung vốn phân bổ những lĩnh vực ưu tiên và ngành nghề thiết yếu của nền kinh tế.