Gio Việt khai thác hiệu quả kinh tế biển

Hoài An |

Những năm qua, xã Gio Việt (Gio Linh, Quảng Trị) đã tập trung triển khai nhiều giải pháp tích cực nhằm phát triển kinh tế biển toàn diện, hiệu quả. Người dân xã Gio Việt luôn quan tâm đầu tư nâng cấp, cải hoán, đóng mới tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ, các trang thiết bị hiện đại để đẩy mạnh khai thác, đánh bắt thủy sản; đầu tư phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm thay đổi diện mạo quê hương và nâng cao đời sống Nhân dân.

Phó Chủ tịch UBND xã Gio Việt Trần Thanh Hải cho biết, thời gian qua, do tác động từ sự cố môi trường biển năm 2016, ảnh hưởng của thiên tai, COVID-19, nên tình hình phát triển kinh tế biển gặp nhiều khó khăn. Do vậy, chính quyền địa phương luôn đồng hành, hỗ trợ, động viên người dân tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhất là đầu tư tàu thuyền, ngư lưới cụ, phương tiện đánh bắt để vươn khơi bám biển, tạo điều kiện để các cơ sở thu mua, chế biến, hấp sấy cá sửa chữa, nâng cấp lò hấp, sân bãi phơi cá, đảm bảo vệ sinh môi trương, tổ chức sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Người dân trong xã cũng luôn quan tâm đầu tư nâng cấp, cải hoán, đóng mới tàu thuyền có công suất lớn, ngư lưới cụ hiện đại để vươn khơi bám biển, khai thác hải sản đạt hiệu quả cao, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Hiện nay, toàn xã có 132 tàu thuyền, với tổng công suất 19.594 CV, trong đó tàu trên 90 CV có 45 chiếc, với tổng công suất 17.976 CV. Số thuyền đánh bắt ven bờ tăng, chủ yếu làm nghề câu mực, câu vàng, cào sìa, nghề te ruốc, vừa giải quyết việc làm, vừa đem lại giá trị sản phẩm cao. Năm 2020, sản lượng khai thác thủy sản của xã đạt 2.371 tấn; 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng khai thác đạt 1.120 tấn.

Người dân xã Gio Việt đầu tư tàu thuyền để đánh bắt, khai thác hải sản đạt hiệu quả kinh tế cao - Ảnh: H.A
Người dân xã Gio Việt đầu tư tàu thuyền để đánh bắt, khai thác hải sản đạt hiệu quả kinh tế cao - Ảnh: H.A

Hoạt động đánh bắt, khai thác hải sản có tác động mạnh đến phát triển các ngành nghề, dịch vụ hậu cần nghề cá khi cung cấp số lượng hải sản tương đối lớn cho nghề chế biến, hấp sấy cá phát triển. Hiện nay, toàn xã có 390 cơ sở hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, trong đó có 35 cơ sở hấp sấy cá. Năm 2020, sản lượng thu mua và chế biến khoảng 7.420 tấn; 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng thu mua và chế biến đạt 6.000 tấn, tăng 1.260 tấn so với cùng kỳ năm trước. Hiện trên địa bàn xã có 1 cơ sở ứng dụng công nghệ hấp sấy cá bằng điện tại thôn Xuân Tiến; thành lập mới thêm HTX thủy sản Tâm Phát tại thôn Xuân Tiến. Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã cấp mã CODE và chứng thư cho 2 công ty xuất khẩu cá hấp Cửa Việt qua Trung Quốc là Công ty TNHH Phương Oanh và Công ty TNHH Bảo Trâm tại thôn Xuân Ngọc, lấy tên sản phẩm là cá hấp Cửa Việt. Từ việc tập trung phát triển các dịch vụ hậu cần nghề cá, thu mua và chế biến cá hấp, đời sống người dân làm nghề này ngày càng được nâng cao, giải quyết việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Anh Nguyễn Văn Anh, thôn Xuân Tiến cho biết: “Gia đình tôi làm nghề hấp sấy cá từ hơn 10 năm nay. Hiện nay, gia đình tôi có 2 lò hấp sấy cá, bình quân hằng năm hấp sấy được khoảng 150 tấn cá, sau khi trừ chi phí, lãi ròng trên 150 triệu đồng; giải quyết việc làm thường xuyên cho 13 lao động, với thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. Cuộc sống gia đình tôi ngày một khấm khá, xây dựng được nhà cửa khang trang. Từ nguồn thu nhập cao từ nghề hấp sấy cá, gia đình tôi đã đầu tư để phát triển lò hấp sấy hiện đại, cho ra đời sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu trên thị trường”. Hoạt động hiệu quả của các cơ sở hấp sấy cá kéo theo nhiều ngành nghề khác phát triển như dịch vụ cung cấp xăng dầu, nước đá, nghề mộc, buôn bán muối, chất đốt… Đặc biệt, xã Gio Việt tập trung xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm địa phương như cá hấp sấy, ruốc đặc, mắm rò, sứa, nước mắm… Trong đó, đã tham gia dự thi 3 sản phẩm đặc thù của địa phương, trong đó 2 sản phẩm đạt OCOP của tỉnh là ruốc đặc, mắm rò Cửa Việt của bà Nguyễn Thị Thiếc, thôn Xuân Lộc.

Chủ tịch UBND xã Gio Việt Lê Ánh Hùng cho biết, những năm qua, xã Gio Việt luôn chú trọng tập trung phát triển các ngành nghề khai thác, đánh bắt và tổ chức hoạt động thu mua, chế biến thủy sản, sản xuất, kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá. Đây là hai hướng đi song hành, hỗ trợ, tác động qua lại với nhau để phát triển kinh tế biển, nâng cao đời sống cho Nhân dân. Mục tiêu của xã Gio Việt là tiếp tục nâng cao năng lực khai thác, đánh bắt hải sản. Chính quyền địa phương luôn đồng hành, hỗ trợ tích cực cho ngư dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu thuyền; động viên ngư dân tích cực tìm kiếm ngư trường mới, chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với ngư trường khai thác; thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi sinh kế cho người dân... nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế kinh tế biển. Phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ hợp tác, tổ tự quản tàu thuyền giúp nhau bảo quản tài sản, khai thác trên biển và cứu hộ cứu nạn; tích cực tuyên truyền, vận động các chủ tàu thuyền thực hiện Luật Thủy sản Việt Nam, tham gia đóng bảo hiểm, phòng, chống thiên tai.

Đồng thời chú trọng đầu tư phát triển mạnh các ngành nghề dịch vụ hậu cần nghề cá như chế biến thủy sản, hấp sấy cá, sản xuất nước đá, kho cấp đông hàng thủy sản, các dịch vụ cung ứng nhiên liệu, vật tư, ngư cụ phục vụ đánh bắt, chế biến, nuôi trồng thủy, hải sản. Nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải, đặc biệt là dịch vụ bến bãi. Phát triển hoạt động thương mại - dịch vụ và kinh doanh đúng pháp luật. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, mã CODE, chứng thư để thuận lợi cho xuất khẩu hàng thủy sản hấp sấy gắn với đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của Gio Việt trên thị trường để người tiêu dùng trong, ngoài nước biết đến, tin tưởng, lựa chọn sử dụng...

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Triệt phá điểm tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép ma túy tại vùng biển Cửa Tùng

Phước Trung |

Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng Quảng Trị phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa Tùng vừa đấu tranh triệt phá thành công điểm tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép ma túy tổng hợp trên địa bàn thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh.

Giữ trọn tình yêu với biển

Nguyễn Minh Đức |

Ông Bùi Đình Chiến, sinh năm 1963, ở Khu phố 6, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã gắn bó cuộc đời mình với biển cả bằng tình yêu và sự quyết tâm vươn khơi, bám biển để làm giàu cho gia đình, quê hương. Không chỉ trở thành tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế biển, ông Bùi Đình Chiến còn sẻ chia, giúp đỡ cho nhiều ngư dân vùng biển về vốn, kinh nghiệm đánh bắt hải sản và thực hiện cứu hộ, cứu nạn đối với ngư dân, tàu thuyền gặp nạn trên biển...

Thiêng liêng lễ tưởng niệm liệt sỹ Trường Sa trên Biển Đông

PV |

Lễ tưởng niệm được tổ chức ngay trên boong tàu Trường Sa 571 neo đậu trên biển Đông gần đảo Cô Lin (thuộc quần đảo Trường Sa).

Bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững sinh kế biển

Tân Nguyên |

Ngày Đại dương thế giới (8/6 hằng năm) do Liên Hợp Quốc thông qua thể hiện sự đoàn kết, kết nối tất cả mọi người trên toàn thế giới với mục tiêu bảo tồn nguồn tài nguyên biển và đại dương.