Hà Nội kích hoạt ‘Ngày không dùng tiền mặt 2021’

Kim Liên |

Ngày 5/11, Lễ kích hoạt sự kiện Ngày không dùng tiền mặt năm 2021 do Sở Công Thương Hà Nội phối hợp Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, năm 2021, trước những khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những giải pháp hữu hiệu để đạt “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội trong “trạng thái bình thường mới”.

Sự kiện Ngày không dùng tiền mặt năm 2021 với chủ đề: “Một chạm thông minh - Kích cầu mua sắm” nhằm tuyên truyền về lợi ích của thanh toán không dùng mặt, đẩy mạnh thương mại điện tử đặc biệt là đối tượng khách hàng tham gia thanh toán, mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, các kênh thương mại điện tử, các lĩnh vực khác (thanh toán tiền điện, nước, viễn thông, y tế…) trên địa bàn TP. Hà Nội.

Các đại biểu kích hoạt sự kiện “Ngày không dùng tiền mặt 2021“. Ảnh: VGP/Kim Liên
Các đại biểu kích hoạt sự kiện “Ngày không dùng tiền mặt 2021“. Ảnh: VGP/Kim Liên

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, thanh toán không dùng tiền mặt đã góp phần hạn chế được lượng tiền mặt trong lưu thông hàng hóa, giảm thiểu chi phí xã hội, mở rộng không gian, rút ngắn thời gian trong quá trình bán và mua hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế. Đồng thời, đem lại nhiều lợi ích thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, kích cầu tiêu dùng, từng bước thay đổi thói quen, hành vi mua sắm của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại; góp phần bình ổn giá cả, chống thất thu thuế, kiềm chế lạm phát, tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu, giao dịch, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng hơn, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Tại sự kiện, đại diện các doanh nghiệp đồng hành đã chia sẻ những giải pháp, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đang và dự định triển khai tại đơn vị cũng như xu hướng và tầm quan trọng của thanh toán không dùng tiền mặt trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp nhằm đẩy mạnh doanh số tiêu dùng không tiền mặt thông qua các ưu đãi cho người tiêu dùng...

Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào chia sẻ, thói quen mua sắm và thanh toán của người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể từ lúc đại dịch bùng phát. Khách hàng tìm đến các phương thức thanh toán điện tử như thanh toán không tiếp xúc, thanh toán trực tuyến với mong muốn trải nghiệm tính năng tiện lợi và nhanh chóng, đồng thời bảo đảm an toàn trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.

“Sự đón nhận này là động lực để Visa và mạng lưới đối tác phát hành thẻ, đơn vị chấp nhận thanh toán, cùng không ngừng sáng tạo các giải pháp và phủ rộng thanh toán số, nhằm nâng cao trải nghiệm cho người tiêu dùng Việt Nam và hướng đến một xã hội không dùng tiền mặt”, bà Dung cho biết.

Ông Vũ Minh Đức, Giám đốc Vận hành ví điện tử ShopeePay cho biết: “Thanh toán số là phương thức giao dịch đang được ưa chuộng trên các sàn thương mại điện tử, theo đó, việc ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận với thương mại điện tử sẽ thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt trong cuộc sống hằng ngày.

Nhằm hưởng ứng sự kiện “Ngày không dùng tiền mặt năm 2021” và khuyến khích người dùng gia tăng sử dụng phương thức thanh toán không tiền mặt, chúng tôi sẽ tiếp tục mang đến cho khách hàng sử dụng ví  điện tử ShopeePay các ưu đãi độc quyền lên đến 50% khi tham gia mua sắm, nạp điện thoại hay thanh toán hóa đơn, dịch vụ trên trang thương mại điện tử Shopee và khi thanh toán trực tiếp tại cửa hàng”.

Còn bà Vũ Thị Minh Tú, Giám đốc đối ngoại Lazada Việt Nam cho biết tỉ lệ thanh toán không tiền mặt của Lazada đã tăng trưởng hơn 30% mỗi tháng kể từ tháng 4/2021. Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục tích cực phối hợp với các đối tác để mang đến thêm nhiều chương trình hợp tác nhằm góp phần thúc đẩy phát triển thanh toán điện tử và kinh tế số.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Dịch vụ ngân hàng điện tử thúc đẩy mạnh mẽ thanh toán không dùng tiền mặt

Văn Tuyết Mai |

Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã dành một nguồn lực lớn để đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tiên tiến, các giải pháp mới vào hoạt động thanh toán nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, nâng cao tính bảo mật, góp phần thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng, thúc đẩy các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển.

Huyện đoàn Cam Lộ hỗ trợ hàng hóa, tiền mặt cho lực lượng chống dịch và người dân

Trúc Phương |

Ngày 7/10/2021, Bí thư Huyện đoàn Cam Lộ (Quảng Trị) Nguyễn Thị Hoàng Oanh cho biết, đến thời điểm này, đơn vị đã vận động nhiều suất quà cùng tiền mặt với tổng trị giá 37 triệu đồng để hỗ trợ lực lượng chống dịch và người dân gặp khó khăn do COVID-19 trên địa bàn huyện.

Thu học phí không dùng tiền mặt

Tú Linh |

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Trị cho biết, để góp phần thực hiện chính sách hạn chế dùng tiền mặt, sở đã yêu cầu các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, các tổ chức tín dụng để thực hiện thu học phí bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

740 người dân huyện Gio Linh tại TP. Hồ Chí Minh được hỗ trợ tiền mặt

Hải Phi |

Ông Nguyễn Thường Đức, Trưởng Ban Liên lạc Hội đồng hương huyện Gio Linh tại TP. Hồ Chí Minh vừa thông tin: Sau một thời gian kêu gọi ủng hộ từ các nhà hảo tâm, hội đồng hương đã huy động được 547,6 triệu đồng để hỗ trợ kịp thời cho con em quê hương đang gặp khó khăn do COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh. Từ số tiền này, 740 người dân huyện Gio Linh đã nhận được  740 ngàn đồng/người để có thêm điều kiện khắc phục những khó khăn trước mắt.