Hải Lăng: Hàng ngàn héc ta lúa vụ đông xuân có nguy cơ ngập úng do mưa lớn

Lê An |

Do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh kết hợp với hoàn lưu vùng áp thấp, từ tối qua 31/3 đến sáng nay 1/4, trên địa bàn huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã có mưa lớn kéo dài làm nhiều diện tích lúa vụ đông xuân có nguy cơ ngập úng.


Ngày 1/4, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Định Bùi Như Lộc cho biết, trong tổng số 775 ha diện tích lúa toàn xã hiện có đã có một số diện tích bị ngập úng. Nguyên nhân là do mưa lớn kéo dài đã làm mực nước bên ngoài sông dâng cao hơn so với mặt ruộng nên bắt buộc phải đóng các cửa cống thoát nước để tránh nước bên ngoài tràn vào. Trong khi mực nước trong các kênh mương nội đồng cũng đang ở mức cao, chỉ cách mặt đê khoảng 10 – 15 cm nên không thể tiếp tục sử dụng máy bơm tiêu úng vì sẽ làm nước tràn trở lại vào ruộng nguy cơ vỡ đê.

Xã Hải Định đã phải huy động máy múc đất để đắp cao hệ thống đê bao nội đồng nhằm hạn chế nước tràn qua đê bao vào ruộng - Ảnh: L.A
Xã Hải Định đã phải huy động máy múc đất để đắp cao hệ thống đê bao nội đồng nhằm hạn chế nước tràn qua đê bao vào ruộng - Ảnh: L.A

Hiện tại, UBND xã đang huy động lực lượng, máy móc để gia cố các điểm xung yếu; dùng cọc tre, bao cát để chặn các cống thoát nước trong khu dân cư, không để chảy vào kênh mương nội đồng.

“Hiện toàn bộ diện tích lúa của xã đang ở giai đoạn làm đòng – trổ bông, trong đó diện tích đã trổ là khoảng 120 ha. Nếu thời tiết tiếp tục mưa lớn như thế này thì khả năng toàn bộ khoảng hơn 500 ha diện tích lúa nằm ở vùng thấp sẽ bị ngập úng toàn bộ, nguy cơ mất trắng nếu thời gian ngập úng kéo dài”, ông Lộc cho biết thêm.

Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Lăng Hồ Quốc Minh, hiện tại mực nước trên các sông như Ô Lâu, Ô Giang… đang cao hơn mặt ruộng khoảng 0,5 m, nơi cao lên đến trên 1 m. Để chủ động ứng phó với mưa lớn, từ ngày 28/3, huyện chỉ đạo các địa phương chủ động bơm thoát nước trong ruộng. Đóng toàn bộ các cửa cống thoát nước khi mực nước trên các sông lên cao. Huy động toàn bộ hơn 70 trạm bơm điện chạy hết công suất để tiêu thoát úng.

Gia cố các điểm xung yếu trên các đê bao bằng bao cát - Ảnh: L.A
Gia cố các điểm xung yếu trên các đê bao bằng bao cát - Ảnh: L.A

Tuy nhiên, nếu trong thời gian tới thời tiết tiếp tục mưa lớn, lượng mưa cao hơn khả năng tiêu thoát úng thì khả năng sẽ có một số diện tích ở các địa phương vùng trũng sẽ ngập úng, trong đó nguy cơ cao là xã Hải Định, thị trấn Diên Sanh… Ngoài ra, hiện toàn bộ 6.900 ha diện tích lúa toàn huyện đang ở giai đoạn làm đòng – trổ bông, trong đó diện tích trổ khoảng 1.000 ha. Với thời tiết mưa lớn, nhiệt độ thấp thì khả năng năng suất, sản lượng thu hoạch của vụ đông xuân năm nay sẽ bị ảnh hưởng.

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, trong 24 giờ qua, trên địa bàn tỉnh đã có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to với lượng mưa phổ biến từ 20 – 50 mm; riêng phía Nam tỉnh có mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 50 – 100 mm; có nơi cao hơn như A Vao 130, 8 mm, Tà Rụt 17,4 mm, Tà Long 137,8mm. Tổng diện tích lúa vụ đông xuân toàn tỉnh là 21.550 ha; hoa màu các loại là 16.064 ha. Tổng dung tích các hồ chứa trọng điểm đạt trung bình khoảng 76,68% so với dung tích thiết kế.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Nhân rộng diện tích trồng lúa nếp than ở Đakrông

Sỹ Hoàng |

Các bậc cao niên người đồng bào dân tộc Pa Kô kể rằng, thuở xa xưa người Pa Kô sống du canh, du cư khắp đại ngàn Trường Sơn. Trong hành trình ấy, người Pa Kô luôn mang theo bên mình giống nếp quý là nếp than (đệp cù cha), nếp huyết (đệp a hăm) để gieo trồng trên những đám rẫy vừa phát xong… Bây giờ, chính giống lúa nếp than đang được nhân rộng ở nhiều bản làng vùng cao huyện Đakrông (Quảng Trị) với phương thức canh tác tự nhiên, đang nhen nhóm ước mơ sẽ trở thành sản phẩm OCOP của huyện.

Lúa đông xuân đang phát triển tốt

Lê An |

Ngày 4/2, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) Quảng Trị Bùi Phước Trang cho biết, đến thời điểm nay toàn tỉnh đã cơ bản gieo cấy xong lúa vụ đông xuân với diện tích trên 25.600 ha, đạt 100,7% kế hoạch. Lúa trà đầu đã được 25 – 30 ngày, trà sau từ 15 – 20 ngày. Với điều kiện thời tiết thuận lợi cùng với việc chăm bón kịp thời của nông dân nên cây lúa đang phát triển tốt.

Hải Lăng, trăn trở từ đất lúa, hạt lúa

Đan Tâm |

Trong phát triển nông nghiệp, thực tiễn đang đặt cho vùng đất lúa Hải Lăng (Quảng Trị) là cần thoát ra khỏi tư duy mùa vụ trước mắt để kiến tạo một chiến lược dài hạn hơn trong thâm canh cây lúa, đồng thời cần kíp một chương trình hành động cụ thể, đồng bộ, liên tục, kiên trì để thoát khỏi cách làm nông “chi phí cao, chất lượng kém”. Do vậy, những năm qua, huyện Hải Lăng đã tập trung chỉ đạo phát triển ngành lúa, gạo bền vững, chuyển dần theo hướng hữu cơ, sản phẩm an toàn, đẩy mạnh việc cơ giới hóa trong các khâu sản xuất, tích cực ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị gia tăng lúa, gạo và đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận.

Hải Lăng: hơn 4.500 ha gieo trồng lúa vụ đông xuân bị ngập hoàn toàn

Lê An |

Ngày 28/12, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Lăng (Quảng Trị) Hồ Quốc Minh cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh, những ngày qua trên bàn huyện Hải Lăng có mưa lớn kéo dài, nước tràn qua hệ thống đê bao làm hơn 4.500 ha trong tổng số 6.850 ha gieo trồng lúa vụ đông xuân của huyện bị ngập hoàn toàn.