Hải Lăng viết tiếp hành trình dựng xây và phát triển

Linh Xuân |

Hải Lăng là huyện phía Nam của tỉnh Quảng Trị. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hải Lăng đã vượt qua biết bao nhiêu hy sinh mất mát, cùng với quân và dân cả tỉnh, cả nước giành lại độc lập, tự do cho quê hương, là địa phương cuối cùng của tỉnh Quảng Trị được hoàn toàn giải phóng vào ngày 19 tháng 3 năm 1975. 46 năm sau ngày giải phóng, tinh thần ấy vẫn luôn được phát huy trong công cuộc dựng xây và phát triển của mảnh đất anh hùng này.

Trước ngày 19/3/1975, Hải Lăng từng là một trong những chiến trường nóng bỏng với nhiều cuộc đối đầu quyết liệt, tàn khốc giữa quân ta và quân địch trong những tháng ngày kháng chiến của dân tộc. Hơn 46  năm trôi qua, thời gian đã làm hồi sinh, khởi sắc và phát triển từ một Hải Lăng vốn hoang tàn đổ nát, đầy rẫy những hố bom bãi đạn.

Di tích dũng sĩ phường Sắn tại xã Hải Phú
Di tích dũng sĩ phường Sắn tại xã Hải Phú

Về với Hải Lăng trong những ngày này, ông Lê Văn Hoan, nguyên là Bí thư Huyện ủy Hải Lăng năm 1975 nay đã ở vào tuổi “xưa nay hiếm” và đồng chí Lê Thế Quảng, Bí thư Huyện ủy Hải Lăng đã gặp nhau trên quê hương Hải Lăng. Hai thế hệ lãnh đạo cách nhau gần nửa thế kỷ. Thế hệ đi trước đăt nền móng vững chắc cho sự phát triển. Thế hệ sau kế thừa để viết tiếp hành trình dựng xây và phát  triển cho miền đất Hải Lăng ngày càng trù phú, thanh bình. Ông Lê Văn Hoan, nguyên là Bí thư Huyện ủy Hải Lăng năm 1975 nói: trở lại Hải Lăng tôi rất vui mừng phấn khởi, kỳ vọng phát triển của quê hương Hải Lăng gần như đạt được.

Tại  xã Hải Thượng,  địa phương chịu nhiều đau  thương mất mát trong chiến tranh đã bắt tay vào công cuộc hồi sinh đất đai, làng mạc. 46 năm qua, các thế hệ cán bộ, nhân dân xã Hải Thượng đã luôn phát huy truyền thống của quê hương trong công cuộc dựng xây và phát triển với mục tiêu  trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của Hải Lăng. Ông Nguyễn Xứ, Bí thư xã Hải Thượng cho biết: Trong tiến trình đổi mới quê hương, Hải Thượng luôn trân trọng kết quả của thế hệ trước để lại.

 Không chỉ xã Hải Thượng mà toàn bộ 16 xã, thị trấn với những tên đất tên làng gắn liền với những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc giai đoạn 1954-1975 như :Dũng sĩ Phường Sắn, ngã ba Long Hưng, Chi khu quân sự Mai Lĩnh...nay đã trở thành những làng quê thanh bình với nhiều cánh đồng cò bay thẳng cánh, cây cối xanh tươi, những trảng cát trắng trải dài mênh mông, nhiều công trình, nhà máy, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp mọc lên đầy hứa hẹn. Ông Nguyễn Năng Hợi, cựu chiến binh xã Hải Phú phấn khởi nói: Trước đây đồng khô cỏ cháy, nay nhiều công trình mọc lên, chúng tôi rất hoan nghênh.

Nhìn lại chặng đường 46 năm  qua, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức của một huyện nông nghiệp, ven biển, Đảng bộ và Nhân dân huyện Hải Lăng đã đoàn kết, nỗ lực, vươn lên đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Nền kinh tế của huyện đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng 12,5%, đây là mức tăng cao so với nhiều địa phương khác trong tỉnh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người đạt 58,7 triệu đồng.

Phát huy lợi thế sản xuất nông nghiệp trên cả 3 tiểu vùng kinh tế: vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển, Hải Lăng đã tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, xây dựng “vựa lúa” của tỉnh. Hải Lăng là một trong những địa phương có nhiều dấu ấn trong xây dựng nông thôn mới  tạo được sự lan tỏa và huy động nhiều nguồn lực xã hội, đến nay đã có 11/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đây là tiền đề vững chắc để huyện sớm đạt huyện nông thôn mới trong thời gian tới.

Quy mô sản xuất công nghiệp tăng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,5%/năm. Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị đang có bước khởi động tích cực; Khu đô thị - công nghiệp VSIP được nhận diện quy hoạch để đầu tư. Nhiều dự án có quy mô lớn đã được khởi công và đang triển khai thực hiện. Cụm công nghiệp Diên Sanh, Hải Thượng và Hải Chánh từng bước được lấp đầy, các làng nghề truyền thống nổi tiếng như Rượu Kim Long, nước mắm Mỹ Thủy, bánh ướt Phương Lang, chổi đót Vân Phong, mứt gừng Mỹ Chánh…ngày càng phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nói về công tác thu hút đầu tư của huyện, ông Lê Đức Thịnh, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Huyện phối hợp với các ban ngành cấp tỉnh trong công tác giải phóng mặt bằng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư , nhờ vậy đã thu hút nguồn vốn đầu tư trên địa bàn hơn 100 ngàn tỷ đồng.  

Thương mại - dịch vụ có bước phát triển. Kết cấu hạ tầng được tăng cường. Lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ. Chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được nâng lên. Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được chú trọng. Đặc biệt, cùng với cả tỉnh, cả nước thực hiện tốt công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh Covid -19. Lao động, việc làm được quan tâm, an sinh xã hội được đảm bảo. Chính sách đối với người có công được thực hiện kịp thời, trở thành phong trào và nghĩa cử cao đẹp sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. An ninh chính trị, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.

Thị trấn Diên Sanh hôm nay
Thị trấn Diên Sanh hôm nay

Về định hướng phát triển trong thời gian tới để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, ông Lê Thế Quảng, Bí thư Huyện ủy Hải Lăng cho biết: Huyện sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết trong toàn hệ thống chính trị, phát triển kinh tế trên cơ sở 3 trụ cột: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ , phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2025 và là huyện trọng điểm về phát triển công nghiệp vào năm 2030.

Ngược dòng lịch sử, từ Tiến sĩ Bùi Dục Tài - vị đại khoa đầu tiên của xứ Đàng Trong được khắc tên vào Bảng Vàng bia đá Quốc Tử Giám đến thế hệ trẻ Hải Lăng hôm nay, với những vòng nguyệt quế lung linh trên đỉnh cao của cuộc thi trí tuệ “Đường lên đỉnh Olimpia” - là sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại của mạch nguồn văn hóa quê hương.

Với truyền thống đoàn kết, anh hùng cách mạng, với niềm tin, khát vọng phát triển, cùng với những thành tựu đạt được trong 46 năm qua, chắc chắn rằng Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và Nhân dân huyện Hải Lăng sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, đưa Hải Lăng vững bước phát triển để sớm trở thành huyện trọng điểm về công nghiệp của tỉnh, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng tỉnh Quảng Trị phát triển giàu mạnh.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Hải Lăng chú trọng sản xuất lúa hữu cơ

Võ Văn Hạ |

Là vùng trọng điểm lúa của tỉnh, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) xác định việc mở rộng diện tích, đầu tư, thâm canh tăng năng suất cây trồng, nhất là đối với cây lúa là nhiệm vụ quan trọng đối với địa phương. Đặc biệt, huyện luôn chú trọng tiếp tục xây dựng cánh đồng lớn, vùng sản xuất tập trung theo đồ án quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới; gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; quản lý sử dụng nhãn hiệu gạo Hải Lăng để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm. Tiếp tục tìm kiếm, đưa vào thử nghiệm một số giống lúa mới có triển vọng; tổ chức sản xuất giống lúa, lúa đặc sản, lúa hữu cơ tập trung theo hướng liên kết với các công ty để tiêu thụ, tạo sản phẩm hàng hóa…

Người trồng rừng giỏi ở Tây Hải Lăng

Lê An |

Sau nhiều lần lỡ hẹn, cuối cùng chúng tôi cũng gặp được anh Cáp Quốc Hà, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng (Quảng Trị), người “cả gan” nhận hơn 300 ha đất trống đồi trọc để trồng rừng mấy chục năm trước. Với những nỗ lực của mình, hiện nay anh Hà được vinh danh là người trồng rừng giỏi ở vùng Tây Hải Lăng.

Hải Lăng tạo động lực phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Hoài Nhung |

Với mục tiêu khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch Hải Lăng (Quảng Trị) đã có nhiều chuyển biến tích cực khi được đầu tư, khai thác một cách hiệu quả, tạo nên sự đa dạng, phong phú về các loại hình du lịch, góp phần nâng cao đời sống cho Nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội huyện Hải Lăng. 

Hải Lăng: Hơn 3.500 nhà dân bị ngập trong đợt lũ lụt thứ 6

Quang Giang |

Mưa lớn trong những ngày qua đã làm cho hơn 3.500 hộ dân ở các xã vùng trũng của huyện Hải Lăng (Quảng Trị) bị ngập lụt trở lại. Nhiều khu dân cư ở vùng sâu trũng lại bị cô lập, giao thông bị chia cắt. Khó khăn tiếp tục chồng chất đối với người dân nơi đây.