Hàng thiết yếu đồng loạt tăng giá

Thanh Mai |

Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam cần đặc biệt lưu tâm đến những rủi ro về lạm phát khi các mặt hàng liên tục tăng giá.

Những mặt hàng thiết yếu như mì, dầu ăn, đường, bột, sữa... đã điều chỉnh tăng giá dưới sức ép của giá xăng, dầu tăng mạnh. Mặt hàng dầu ăn hiện có mức tăng mạnh hơn, một số thương hiệu tăng đến 135% so với trước dịch. Với mặt hàng hàng hóa mỹ phẩm, giá tăng chậm hơn nhưng cũng đã tăng lai rai từ sau tết đến nay với mức tăng từ 2 - 10% tùy loại, mặt hàng sữa tăng khoảng 5%. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề này, ông Trần Việt Anh - phó chủ tịch Hội Cao su - nhựa TP.HCM - cho biết trước đây giá nhựa nguyên liệu chỉ ở mức khoảng 1.000 USD/tấn, thời điểm dịch bệnh xuống 800 - 900 USD/tấn. Tuy nhiên hiện đã lên mức khoảng 1.300 USD/tấn và dự báo vẫn còn tăng.

 

Khi giá nguyên liệu tăng 30%, cộng với khó khăn nguồn cung sẽ tác động đến giá thành đầu ra. Theo ông khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4 sẽ có đợt tăng giá các sản phẩm đầu ra.

Ông Nguyễn Thanh Trung - chủ tịch HĐQT Công ty CP Tôn Đông Á - cũng cho hay xăng dầu tăng giá đã tác động lập tức đến chi phí vận chuyển của DN này và các chi phí nhiên liệu cũng tăng lên. Một số mặt hàng đã tăng giá chào mới so với tháng 1-2 lên đến 20 - 30%. 

Theo ông Nguyễn Đức Thành, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chiến lược (VESS), giá nhiên liệu có biến động tác động đến các mặt hàng khác. 

"Ngân hàng T.Ư có thể cân nhắc tách những mặt hàng đang chịu biến động giá thế giới mà chúng ta không kiểm soát được ra khỏi rổ hàng hóa điều hành. Như vậy sẽ dễ tính được sự tăng giá hàng hóa trong nước do chính sách tiền tệ là bao nhiêu, và lúc nào cần thắt chặt tiền tệ", ông Thành nói.

Với các doanh nghiệp, ông Thành cho rằng cần chủ động theo dõi để thay đổi nguồn cung nguyên liệu hợp lý.

Các chuyên gia của Ngân hàng HSBC cũng cho rằng giá nhiên liệu tăng chắc chắn tác động trực tiếp đến giá tiêu dùng. Lạm phát tăng 1,4% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là do chi phí vận chuyển tăng trên 15% so với cùng kỳ năm trước. 

"Các nhà hoạch định chính sách Việt Nam vẫn cần đặc biệt lưu tâm đến những rủi ro về lạm phát vì giá hàng hóa tăng là vấn đề xảy ra trên diện rộng chứ không chỉ xoay quanh nhiên liệu", chuyên gia của HSBC nhận định.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Tổ yến, đông trùng hạ thảo đắt hàng do COVID - 19

Bảo Bình |

Dịch bệnh phức tạp, số ca nhiễm COVID - 19 tăng nhanh từ sau tết Nguyên đán đến nay đã khiến nhiều người sốt sắng tăng cường mua các loại đồ ăn, thức uống để bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng. Theo đó, hiện nay trên thị trường, một số mặt hàng có sức mua tăng mạnh như yến sào, đông trùng hạ thảo… dù giá cả không hề rẻ, nhất là đối với người có mức thu nhập trung bình.

Tái diễn chiêu trò tặng quà để lừa bán hàng kém chất lượng

Quang Hiệp |

Ngày 7/3, theo thông tin từ Công an huyện Triệu Phong và Công an xã Gio Hải, huyện Gio Linh (Quảng Trị), gần đây, trên địa bàn xuất hiện một số nhóm đối tượng lạ mặt đến các xã, thị trấn để tặng quà, rồi bán sữa, thuốc, thực phẩm chức năng, đồ gia dụng… chưa xác định rõ nguồn gốc, chất lượng.

Hà Nội: Người dân xếp hàng chờ test để được ‘công nhận’ F0

Thanh Mai |

Theo một chuyên gia y tế, việc yêu cầu F0 phải ra phường xếp hàng đợi test lại để được công nhận là F0 rất phản khoa học.

Lưu lượng phương tiện vận tải hàng hóa xuất, nhập cảnh tăng mạnh

Trường Nguyên |

Từ sau tết Nguyên đán Nhâm Dần đến nay, lưu lượng phương tiện vận tải hàng hóa xuất, nhập cảnh qua 2 cửa khẩu là Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (huyện Hướng Hóa) và Cửa khẩu quốc tế La Lay (huyện Đakrông) tăng mạnh. Đây là tín hiệu vui đầu năm, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển.