Hồ Văn Cường- Nông dân Vân Kiều làm kinh tế giỏi

Bích Liên |

Đến xã biên giới Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), tìm hiểu về gương nông dân làm kinh tế giỏi, nhiều người nhắc đến anh Hồ Văn Cường, ở thôn Cheng - một nông dân người Vân Kiều đi đầu, dám nghĩ dám làm, mạnh dạn khai hoang đất đai để trồng trọt, chăn nuôi. Anh Cường được xem là tấm gương sáng cho hội viên nông dân địa phương, đặc biệt là nông dân dân tộc thiểu số noi gương học tập.


Năm 2000, sau khi lập gia đình, dù được thừa hưởng từ cha mẹ một diện tích đất tương đối lớn nhưng vì trước đó đất đai chủ yếu bỏ hoang nên vợ chồng anh Cường phải tốn rất nhiều công sức để khai hoang, phục hóa. Ban đầu, anh chỉ trồng được một ít lúa rẫy và sắn, diện tích còn lại vẫn bỏ hoang nên thu nhập không cao, đời sống gia đình vẫn khó khăn.

Trăn trở với thực tế đất đai thì bỏ hoang nhiều mà gia đình vẫn chịu cảnh nghèo khó nên năm 2014, anh Cường quyết định đầu tư cải tạo đất đồi để trồng: cà phê, tràm và bời lời. Cùng với trồng trọt, anh còn tận dụng diện tích đất xung quanh để đào ao nuôi cá nước ngọt. Thấy có hiệu quả, từ đó gia đình anh tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình. Anh Cường cho biết: “Địa hình đất đai chủ yếu đồi dốc nên việc canh tác gặp nhiều khó khăn. Mất một thời gian dài học hỏi từ cách làm kinh tế của nhiều hội viên nông dân trong vùng và tự tìm hiểu thêm, tôi mới xây dựng được mô hình kinh tế ổn định như hiện nay. Ngoài trồng trọt, tận dụng nguồn nước dồi dào xung quanh, tôi đào ao nuôi cá nước ngọt, chủ yếu là cá trắm, rô phi, cá Trường Giang…

Dù trang trại ở vùng đồi dốc, anh Cường vẫn biết cách tận dụng để xây dựng 2 ao cá rộng gần 1 ha - Ảnh: BÍCH LIÊN
Dù trang trại ở vùng đồi dốc, anh Cường vẫn biết cách tận dụng để xây dựng 2 ao cá rộng gần 1 ha - Ảnh: BÍCH LIÊN

Riêng nguồn thu nhập từ nuôi cá mỗi năm đem về cho gia đình tôi hơn 50 triệu đồng. Thời gian tới, tôi sẽ tìm hiểu thêm, ngăn hồ nuôi cá giống để chủ động nguồn giống cá cho gia đình, đồng thời cung cấp nguồn giống cho các hộ dân xung quanh nếu có nhu cầu”. Hiện gia đình anh Cường có 2 hồ nuôi cá nước ngọt với diện tích gần 1 ha. Đặc biệt, nắm bắt xu thế thị trường, anh còn mở dịch vụ câu cá tại chỗ cho những khách có nhu cầu đến tham quan, trải nghiệm tại khu trang trại của mình.

Sau hơn 7 năm cất công học hỏi, canh tác, đến nay, anh Cường đã xây dựng thành công mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng - rừng (VACR) mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, anh có gần 5 ha tràm, 2 ha bời lời. Ngoài trồng tràm, bời lời, nuôi cá nước ngọt, anh còn chăn nuôi thêm dê, trâu, bò, gà… Những năm gần đây, việc chăn nuôi thuận lợi, đàn gia súc, gia cầm của gia đình anh ngày càng được tăng lên. Mỗi năm, sau khi trừ các chi phí, tổng thu nhập từ mô hình VACR của gia đình anh Cường gần 400 triệu đồng. Nhờ có nguồn thu nhập ổn định từ trồng trọt và chăn nuôi, gia đình anh Cường xây dựng được ngôi nhà khang trang và mua sắm nhiều tiện nghi sinh hoạt. Các con của anh cũng được chăm lo học hành đàng hoàng. Anh Cường có 3 người con, hiện người con đầu đã tốt nghiệp đại học, con thứ 2 và thứ 3 đang theo học tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh và trường học tại địa phương.

Với bản tính siêng năng, cần mẫn, anh Cường đã biến những vùng đất hoang hóa thành khu trang trại chăn nuôi và vườn cây rộng gần 10 ha, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ những thành công trong phát triển kinh tế gia đình, anh Cường thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật, cách xây dựng mô hình cho các hộ gia đình trong vùng. Dự định trong thời gian tới, anh Cường sẽ tiếp tục phát triển mô hình VACR, vừa tăng thu nhập vừa để người dân tham quan học tập.

Nhận xét về mô hình kinh tế của anh Cường, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hướng Phùng Hà Ngọc Anh Dũng cho biết: “Trong số những nông dân tiêu biểu tại xã Hướng Phùng, anh Cường là một nông dân người dân tộc thiểu số đi đầu, chịu khó khai hoang đất đai và biết cách học hỏi để trồng trọt và chăn nuôi, phát triển mô hình VACR cho hiệu quả kinh tế cao và xây dựng cuộc sống gia đình văn minh, tiến bộ. Nhiều năm liền được công nhận là hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, anh Cường xứng đáng là tấm gương cho hội viên nông dân xã Hướng Phùng nói chung, nông dân các dân tộc thiểu số nói riêng tại địa phương noi gương học tập”.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Nỗ lực thoát nghèo của nông dân Hướng Linh

Bích Liên |

Hướng Linh là xã miền núi thuộc huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có địa bàn rộng, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn nhiều khó khăn; phát triển kinh tế nông nghiệp có mặt hạn chế. Trước thực trạng đó, xã Hướng Linh chỉ đạo người dân tập trung nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Nhờ đó, trên địa bàn xã ngày càng có nhiều điển hình nông dân dám nghĩ, dám làm vươn lên phát triển kinh tế, ổn định đời sống.

Cán bộ hội nông dân trẻ “nói được, làm được”

Bích Liên |

35 tuổi, với hơn 7 năm đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội Nông dân xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), anh Hà Ngọc Anh Dũng luôn là người năng động, nhiệt tình với công tác hội, đươc hội viên nông dân ̣ tại địa phương tin tưởng, quý mên. Bên cạnh đó, anh còn được nhiều ́ người biết đến là điển hình làm kinh tế giỏi với nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn góp phần mang lại thu nhập cho nhiều lao động tại địa phương.

Nông dân Hướng Hóa tất bật thu hoạch cà phê đợt cao điểm

Trường Sơn |

Những ngày này, bà con nông dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đang tất bật thu hoạch cà phê vào đợt cao điểm. Giá thu mua cà phê tươi vụ mùa năm nay cao nhất so với nhiều năm qua, dao động từ 9.000 - 10.000 đồng/kg.

Nông dân Hướng Hóa phấn khởi vì nông sản được mùa, được giá

Nguyễn Đình Phục |

Những năm qua, cây cao su và cây sắn đã trở thành những cây trồng chủ lực cùng với các loại cây khác như cà phê, hồ tiêu, chuối..., đem lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Đặc biệt, thời gian gần đây, giá mủ cao su và sắn nguyên liệu có tăng lên, đã giúp nhiều người dân có điều kiện cải thiện cuộc sống.