Hướng Hóa phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế- xã hội trong năm mới

Nguyễn Đình Phục |

Năm 2022, tuy gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của mưa lũ; COVID-19 diễn biến phức tạp, giá nguyên, vật liệu tăng đã tác động đến mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đạt được những kết quả quan trọng, có 14/16 chỉ tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội đạt và vượt so với kế hoạch.


Điểm nổi bật trong phát triển kinh tế- xã hội huyện Hướng Hóa năm 2022 đó là tổng giá trị sản xuất toàn huyện đạt hơn 28.556,9 tỉ đồng, vượt 24,4% kế hoạch; tổng thu ngân sách nhà nước (đến ngày 31/12/2022) hơn 1.000 tỉ đồng, đạt 148,16% so với kế hoạch; thu nhập bình quân đầu người đạt 42,9 triệu đồng.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có những chuyển biến tích cực; an sinh xã hội được đảm bảo. Huyện cũng đã tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư. Quốc phòng - an ninh được củng cố và tăng cường, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Một góc thị trấn Lao Bảo -Ảnh: P.V
Một góc thị trấn Lao Bảo -Ảnh: P.V

Năm 2023 là năm tiếp tục thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, huyện Hướng Hóa xác định chủ đề hành động của năm: “Hành động quyết liệt, trách nhiệm kỷ cương, khai thác tiềm năng, phát triển toàn diện”.

Theo đó, huyện đề ra các chỉ tiêu cơ bản: Tổng giá trị sản xuất hơn 23.000 tỉ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 3.000 tỉ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước trên 710 tỉ đồng, trong đó thu ngân sách trên địa bàn 101 tỉ đồng; thu nhập bình quân đầu người 45 triệu đồng; tổng diện tích cây hằng năm khoảng 9.000 ha, sản lượng lương thực có hạt đạt 8.900 - 9.200 tấn; tổng diện tích cây lâu năm hơn 9.700 ha, trồng mới 200 ha rừng tập trung; tạo việc làm mới 1.400 - 1.500 lao động; giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 3,5 - 4%, trong đó các xã vùng đặc biệt khó khăn giảm trên 7%; tỉ lệ tham gia bảo hiểm toàn dân 99,2%; 1 xã đạt nông thôn mới nâng cao, 3 thôn nông thôn mới nâng cao, tập trung xây dựng thôn nông thôn mới thuộc các xã đặc biệt khó khăn...

Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu trên, huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tiếp tục thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Chú trọng triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống COVID-19, tuyệt đối không lơ là, chủ quan; tiếp tục triển khai nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thực hiện kịp thời các chính sách nhà nước hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do COVID-19.

Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư, sửa chữa, khắc phục các công trình bị thiệt hại do hậu quả thiên tai; thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm; đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, đặc biệt là công nghệ cao; kiểm soát tốt dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng kết hợp đầu tư thâm canh tăng năng suất; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi để khôi phục sản xuất, đầu tư chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp. Phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Huy động, lồng ghép, bố trí các nguồn lực cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án trên địa bàn, nhất là tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng; thực hiện các chính sách khuyến công, phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh của địa phương.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành thương mại - dịch vụ, chú trọng thay đổi phương thức kinh doanh, xuất nhập khẩu theo hướng chính quy, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ, an toàn thực phẩm; quan tâm xây dựng Đề án phát triển Khu kinh tế - thương mại xuyên biên giới Lao Bảo (Việt Nam) - Densavan (Lào) nhằm khai thác các tiềm năng, lợi thế của huyện.

Huyện chú trọng chỉ đạo thu ngân sách nhà nước, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, xử lý nợ đọng thuế. Quản lý, điều hành tài chính công hiệu quả, tiết kiệm. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước để tăng nguồn cho sửa chữa, mua sắm và chi đầu tư phát triển.

Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường, quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình, dự án, nhất là các dự án trọng điểm; chủ động phòng, chống, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; ưu tiên các sản phẩm trong chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).

Cùng với đó, huyện Hướng Hóa quan tâm phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, chăm lo đời sống mọi mặt cho Nhân dân. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Thực hiện tốt công tác chăm sóc khỏe, khám, chữa bệnh cho Nhân dân; triển khai hiệu quả phòng, chống dịch bệnh, nhất là COVID-19.

Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 55 năm Ngày chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hóa 9/7 (1968 - 2023); tiếp tục thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị và xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới. Đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch; kêu gọi đầu tư vào các dự án trọng điểm phát triển du lịch.

Thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế, đặc biệt là mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với các huyện nước bạn Lào.

Với quyết tâm cao và khí thế của mùa xuân mới, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc huyện Hướng Hóa tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng của quê hương, đoàn kết, hành động quyết liệt, tận dụng cơ hội, vượt qua mọi khó khăn, thách thức; ra sức thi đua lao động, phát triển sản xuất; quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đề ra trong năm 2023, tạo tiền đề và động lực thúc đẩy địa phương phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn tiếp theo.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Khai mạc Hội chợ Xuân Lao Bảo tết Nguyên đán 2023

Bảo Phú |

Ngày 07/01/2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Lao Bảo  (Hướng Hóa, Quảng Trị) tổ chức khai mạc Hội chợ Xuân 2023 tại Công viên văn hoá trung tâm thị thị trấn Lao Bảo.

Xây dựng Khu kinh tế-thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn từ ý tưởng đến hiện thực

Hồ Đại Nam |

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh Quảng Trị đang phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án phát triển Khu kinh tế-thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo-Đensavẳn, trình Chính phủ. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Hồ Đại Nam, Ủy viên ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị, Tổ phó Tổ công tác tỉnh Quảng Trị phối hợp xây dựng đề án.

Những mâm cỗ độc đáo của "Mầm Lao Bảo"

Bích Liên |

Sinh ra và lớn lên tại thị trấn biên giới Lao Bảo (Hướng Hoá, Quảng Trị), chọn thành phố Đà Nẵng để sinh sống với nghề nghiệp chính là giáo viên, song với cơ duyên và niềm đam mê mãnh liệt với những mâm lễ, cùng với đó là sự tài hoa, khéo léo vốn có, chị Trần Thị Hoa (sinh năm 1985) đã dần chuyển hướng và lập nghiệp thành công nơi “thành phố đáng sống”. 

Thêm một hướng mở từ cặp Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo – Densavanh

Nguyễn Vinh |

Thời gian qua, Tổ công tác 626 gấp rút hoàn thiện dự thảo Đề án “Xây dựng Khu Kinh tế - Thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavanh”.