Kỷ niệm 115 năm ngày khai sáng làng Thượng Văn

Bảo Phú |

Ngày 13/8/2022, làng Thượng Văn, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) tổ chức kỷ niệm 115 năm ngày khai sáng lập làng (1907 - 2022).

Đầu thế kỷ XX, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, đời vua Duy Tân (1907 – 1916) trị vì, do xung đột với quan lại thực dân Pháp nên ông Nguyễn Hữu Châu, nguyên là quan tri huyện Tuy Phong (Bình Thuận) bị giáng chức và chuyển đến vùng núi rừng ở Hướng Hóa - Quảng Trị.

Làng Thượng Văn từ góc nhìn trên cao
Làng Thượng Văn từ góc nhìn trên cao

Tại đây, ông cùng vợ là bà Chế Thị Xuân Vũ đứng đầu khởi xướng lập làng và dựng nhiều miếu thờ thần hoàng.

Những năm 1930 trở đi, nhiều người dân ở đồng bằng lên Hướng Hóa lập nghiệp và một số người định cư tại làng Thượng Văn, lúc bấy giờ trên tuyến quốc lộ 9 từ Khe Sanh đến Lao Bảo gồm có 3 làng: Thượng Văn, Trung Thuận và Nam Hòa. Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, 3 làng này thành lập thành 1 tổng gọi là tổng Hòa - Thuận - Văn, mỗi làng có 1 đình riêng. Ghi nhớ công lao khai khẩn của ông Nguyễn Hữu Châu, người dân làng Thượng Văn đã dựng bia tưởng niệm và thờ ông tại gian chính của nhà thờ làng.

 
 

Làng Thượng Văn còn được biết là cái nôi cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Thời kỳ chống thực dân Pháp, nhiều người dân của làng đã khơi dậy phong trào cu - li đấu tranh tại đồn điền cà phê Bà Rôm, một số người dân của làng đi theo cách mạng chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Sau ngày đất nước giải phóng, số người dân đi sơ tán trong chiến tranh trở về lại làng Thượng Văn và xây dựng cuộc sống mới, đoàn kết khôi phục, giữ gìn truyền thống văn hóa tâm linh của làng.

Năm 1986, dân làng tái lập đền thờ và đến nay đình làng đã được xây dựng khang trang, đảm bảo cho việc bảo tồn, duy trì nét văn hóa tâm linh, nơi sinh hoạt thờ tự của cộng đồng dân cư trong làng.

Những năm qua, được sự quan tâm của đảng bộ, chính quyền địa phương, người dân trong làng luôn phát huy tinh thần đoàn kết, vươn lên làm giàu chính đáng, quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Hiện nay, làng Thượng Văn có hơn 1.100 hộ với khoảng 6.000 khẩu, tập trung ở 3 khối: 3A, 3B và 5, với 3 dân tộc chính: Kinh, Vân Kiều và Pa Kô. 

Làng Thượng Văn tự hào khi nhiều thế hệ của làng hiếu học và thành đạt, hiện là cán bộ, công chức công tác ở nhiều cơ quan, đơn vị, trường học trong và ngoài huyện; nhiều người là doanh nhân thành đạt; đa số hộ có nhà xây kiên cố, khang trang và trang thiết bị sinh hoạt hiện đại.
Phong trào xây dựng đời sống mới ở khu dân cư được đẩy mạnh, hiện các khối 3A và 3B đã được UBND tỉnh công nhận làng văn hóa xuất sắc cấp tỉnh…

 

Trước đó, làng Thượng Văn tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao văn nghệ và trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó ở làng.

Phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề

BA |

Xây dựng và số hóa thông tin, tài liệu thuyết minh về các di tích văn hóa, lịch sử, điểm du lịch sinh thái và làng nghề truyền thống,… gắn với du lịch nông thôn.

Điểm tựa từ mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em”

Đức Việt |

Từ mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” xây dựng điểm ở thôn Thủy Tú, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vào tháng 10/2020, đến nay toàn tỉnh có 18 mô hình, trong đó Hội LHPN tỉnh hỗ trợ xây dựng 4 mô hình. Theo ghi nhận bước đầu, các mô hình đã huy động sự tham gia tích cực của cán bộ, hội viên phụ nữ và cộng đồng, góp phần xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em.

Sức sống mới ở những “ngôi làng tránh lũ”

Hiếu Giang |

Thoát khỏi nỗi lo âu thường trực phải đối mặt với nguy cơ sạt lở núi, lũ ống, lũ quét, đến nay đã có hàng trăm hộ dân ở khu vực miền núi phía Tây Quảng Trị được di dời đến nơi ở mới an toàn. Định cư ở những ngôi làng mới với các điều kiện thuận lợi đã mở ra cuộc sống ổn định, lâu dài cho người dân.

Giếng làng

Nguyễn Chí Hiếu |

Cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng của làng quê truyền thống, từ lâu đã đi vào tâm trí của bao thế hệ người con đất Việt. Trong ba biểu tượng đại diện cho làng quê ấy, thì làng Quảng Xá (xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đều có cả. Tuy nhiên, trải qua bao biến cố của thời gian và thăng trầm lịch sử, đến nay chỉ còn lại cây đa và giếng nước.