Linh Hải khai thác lợi thế vùng gò đồi

Hoài An |

Xác định tiềm năng, lợi thế vùng gò đồi, xã Linh Hải (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) đã tập trung đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực, từ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp đến nuôi trồng thủy sản; tạo điều kiện cho người dân đầu tư phát triển các mô hình kinh tế mới… Từ đó, nền nông nghiệp Linh Hải phát triển khá đa dạng, đời sống người dân ngày càng nâng cao.

Theo thống kê, tổng diện tích gieo trồng hằng năm của xã Linh Hải đạt 349,59 ha, trong đó cây lương thực có hạt 155,39 ha; cây hằng năm khác 145,2 ha; cây dược liệu 35 ha. Xã Linh Hải duy trì ổn định diện tích gieo trồng lúa khoảng 145,39 ha, đẩy mạnh phát triển diện tích sắn với khoảng 60 ha, khoai lang 25,7 ha, môn, từ, tía 15 ha, rau các loại 17,6 ha, dưa, cà, bầu bí 15 ha, gừng, nghệ 20 ha, cây sả 15 ha. Trong quá trình tổ chức sản xuất nông nghiệp, chính quyền địa phương luôn theo dõi, nắm bắt giá cả thị trường để hướng dẫn, động viên người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao; đồng thời chỉ đạo chuyển đổi diện tích đất trồng một số loại cây cho năng suất, sản lượng thấp sang trồng loại cây mới, phù hợp hơn. Điển hình như tại thôn Xuân Thượng trên đất trồng lúa một vụ, các hộ dân đã trồng thí điểm mô hình dưa hấu với diện tích 1 ha, cho thu hoạch đạt năng suất 5,7 tấn/ha. Việc trồng dưa hấu trong vụ hè thu 2021 cho chất lượng tốt, sản lượng cao, qua đó sẽ tiếp tục nhân rộng trong vụ mùa tới.

Trang trại chăn nuôi gà ở xã Linh Hải, huyện Gio Linh - Ảnh: M.Đ
Trang trại chăn nuôi gà ở xã Linh Hải, huyện Gio Linh - Ảnh: M.Đ

UBND xã Linh Hải tích cực chỉ đạo phát triển kinh tế vườn, duy trì chăm sóc diện tích cây hồ tiêu, cây cao su hiện có; vận động người dân phục hồi các vườn tiêu, tăng cường chăm sóc, khai thác cây cao su. Hiện nay, diện tích cây hồ tiêu đạt 19,24 ha, trong đó tiêu kinh doanh 16 ha, năng suất ước đạt 15 tạ/ha, sản lượng ước đạt 24 tấn. Cây cao su có 317,02 ha, trong đó diện tích khai thác 300 ha, năng suất 13,5 tạ/ha, sản lượng ước đạt 250 tấn/năm. Các loại cây ăn quả như bơ, ổi, bưởi... được chú trọng phát triển, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Về phát triển lâm nghiệp, diện tích rừng trồng có 341,79 ha, trong đó diện tích trồng mới 10 ha. Xã cũng đã tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ phát triển trang trại, gia trại; quan tâm xử lý chất thải trong chăn nuôi; thực hiện tốt việc tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm. Hiện nay, tổng đàn bò có 496 con, tỉ lệ sind hóa 83,6% tổng đàn; đàn lợn 2.114 con, đàn dê 55 con, đàn gia cầm 1.400 con, đàn thỏ 1.500 con… Duy trì diện tích nuôi cá nước ngọt 35,96 ha; sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt 37 tấn.

Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ trên địa bàn xã Linh Hải có bước phát triển với 76 cơ sở ngành nghề thương mại dịch vụ, 30 xe ô tô các loại, giải quyết việc làm, thu nhập cho hàng trăm hộ gia đình. Các hợp tác xã, tổ hợp tác cơ bản đáp ứng nhu cầu về giống, vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật… cho người dân; tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp để mở rộng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho xã viên. Toàn xã hiện có 2 trang trại, 14 gia trại hoạt động hiệu quả. Anh Lê Quang Thọ, ở thôn Đồng Hải, một điển hình phát triển kinh tế vùng gò đồi cho biết, năm 2015 anh đầu tư mô hình chăn nuôi thỏ, gà, bò, trong đó nuôi thỏ là chủ lực thông qua việc phối hợp với nhiều người dân địa phương xây dựng Tổ hợp tác chăn nuôi thỏ Đồng Hải. Khi nhu cầu thị trường thay đổi, anh chuyển sang nuôi gà. Anh đầu tư trang trại gà khá hiện đại, quy mô lớn trên diện tích 6.000 m2 ; bình quân hằng năm anh nuôi khoảng 25.000 con gà, mỗi năm xuất chuồng khoảng 4 lứa; chủ động liên kết trong tiêu thụ sản phẩm ổn định. Ngoài ra, anh còn chăn nuôi thỏ, dê, nuôi cá; trồng hơn 200 gốc cây ăn quả các loại… Tổng thu nhập bình quân hằng năm từ mô hình kinh tế tổng hợp này trên 200 triệu đồng; giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Từ mô hình thành công này, anh hướng dẫn cho nhiều người khác làm theo, cùng nhau khai thác hiệu quả lợi thế vùng gò đồi.

Chủ tịch UBND xã Linh Hải Trần Thị Oanh cho biết, xã luôn chú trọng đẩy mạnh công tác chỉ đạo phát triển nông nghiệp toàn diện, triển khai kế hoạch sản xuất đúng lịch thời vụ và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nên đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống về mọi mặt cho người dân. Thời gian tới, xã Linh Hải tiếp tục triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp toàn diện. Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; nâng cao chất lượng đàn bò; phát triển chăn nuôi gắn với việc kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Chú trọng cải tạo vườn tạp, phấn đấu đạt 85% vườn hộ được định hình, củng cố và phát triển cây hồ tiêu, cây bơ, các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế. Tạo điều kiện mở rộng các loại hình trang trại vừa và nhỏ kết hợp mô hình kinh tế vườn đồi, vườn nhà, xác định kinh tế vườn đồi là chủ lực trong phát triển nông nghiệp; từng bước nâng cao thu nhập và đời sống Nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để thúc đẩy kinh tế vùng gò đồi

Nguyễn Vinh |

Thời gian qua, bám sát các nghị quyết, kết luận của Huyện ủy Triệu Phong (Quảng Trị) về phát triển kinh tế- xã hội vùng gò đồi, cấp ủy, chính quyền hai xã Triệu Ái và Triệu Thượng đã có những cách làm phù hợp để phát triển kinh tế. Đây là 2 địa phương có diện tích đất khá lớn gần 17.000 ha, chiếm 48,1% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Đến cuối năm 2020, thu nhập bình quân đầu người xã Triệu Ái đạt 47,2 triệu đồng/năm, xã Triệu Thượng đạt 50 triệu đồng/năm. Hai xã đã đạt chuẩn nông thôn mới khá sớm vào năm 2019, 2020.

Tích cực phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi vào những tháng cuối năm

Đan Tâm |

Có thể thấy, trong giai đoạn 2017 - 2020 sản xuất chăn nuôi trên cả nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là phải đối mặt với dịch bệnh hết sức phức tạp, nguy hiểm, gây tổn thất về kinh tế đối với người chăn nuôi. 

Sớm có giải pháp hỗ trợ người chăn nuôi, bình ổn giá thịt lợn

Đức Tuân |

Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương sẽ sớm có các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ, dần bình ổn giá, đảm bảo lợi ích hài hòa của các bên gồm người chăn nuôi, các khâu trung gian, người tiêu dùng. Cho rằng “cần có giải pháp hỗ trợ cho bà con đang có lượng tồn lớn về đàn lợn, chưa xuất chuồng được”, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hỗ trợ về lĩnh vực tài chính.

Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với vùng gò đồi

Ngọc Trang |

Chị Phan Thị Ánh Tuyết ở Khu vực 3, thôn Nhan Biều, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) là một trong những người đi đầu ở địa phương trong việc khắc phục khó khăn, chuyển đổi thành công gần 3 ha đất gò đồi kém hiệu quả sang trồng trọt, chăn nuôi các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp. Nhờ vậy, nhiều năm nay, gia đình chị có nguồn thu nhập cao hơn hẳn nhiều hộ dân khác cùng canh tác trong vùng gò đồi, bản thân chị trở thành gương điển hình trong phong trào “Hai giỏi” của phụ nữ huyện Triệu Phong.