Mở rộng thương hiệu “Đậu xanh Vĩnh Giang”

Phương Nga |

Năm 2017, sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể, sản phẩm “Đậu xanh Vĩnh Giang”  của HTX Cổ Mỹ (Vĩnh Giang, Vĩnh Linh, Quảng Trị) được người tiêu dùng đón nhận một cách tích cực. Sản phẩm được xuất bán ngày càng nhiều với phạm vi phân phối rộng. Tuy nhiên để “Đậu xanh Vĩnh Giang” ngày càng phát triển, hiện nay HTX Cổ Mỹ đang tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng sản xuất thêm các loại sản phẩm đã qua chế biến từ hạt đậu xanh tằm đã có thương hiệu riêng.

Nhờ đáp ứng được hai yếu tố đó là sản phẩm sạch và có lợi cho sức khỏe, “Đậu xanh Vĩnh Giang” đang có nhiều cơ hội để phát triển trên thị trường. Tuy nhiên trước đây “Đậu xanh Vĩnh Giang” chủ yếu sản xuất và cung cấp dưới dạng sản phẩm hạt đậu thô chưa qua chế biến nên giá trị đem lại không được cao, sự đa dạng về sản phẩm còn hạn chế. Do đó, các thành viên trong HTX Cổ Mỹ đã tăng cường liên kết, đầu tư mua sắm hệ thống máy móc, thiết bị, bắt đầu bước vào sản xuất các sản phẩm đã qua sơ chế và chế biến. Từ nguồn vốn đóng góp của các thành viên, ngân sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp các cấp và đặc biệt là 150 triệu đồng từ  đề án “Hỗ trợ xây dựng HTX phát triển sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi giá trị sản phẩm” của Liên minh HTX Việt Nam phối hợp với ngành Nông nghiệp Quảng Trị, HTX Cổ Mỹ đã tiến hành mua 1 máy đóng gói hạt, 1 máy ép túi nilon, 1 máy in nhãn mác và 1 máy nghiền bột mịn.

Đậu xanh tằm - 1 trong những sản phẩm tiêu biểu của xã Vĩnh Giang.
Đậu xanh tằm - 1 trong những sản phẩm tiêu biểu của xã Vĩnh Giang.

Hiện nay, ngoài đậu xanh thô HTX Cổ Mỹ đã cung cấp cho người tiêu dùng thêm sự lựa chọn với 2 loại sản phẩm khác là bột đậu xanh và đậu xanh rang. Quá trình sản xuất 2 loại sản phẩm mới này được các thành viên trong HTX thực hiện và giám sát nghiêm ngặt theo đúng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Từ vùng  nguồn nguyên liệu dồi dào hơn 40 ha mỗi năm tại địa phương, đến vụ thu hoạch đậu xanh được người dân hái bằng tay để loại bỏ các quả sâu và chưa chín đều, sau đó tiến hành phơi khô, làm sạch bụi rồi mới nhập cho HTX. 

Sau khi tập kết về xưởng, hạt đậu  xanh  tiếp tục được rửa sạch với nước và sấy khô rồi chuyển sang công đoạn chế biến. Để đảm bảo hạt thô đạt chuẩn trước khi đưa vào chế biến, quá trình từ khi thu hoạch đến lúc sàng sấy hạt được thực hiện từ 7-10 ngày. Sau khi hoàn thành việc sấy khô, một số lượng đậu xanh được đóng gói  trực tiếp để xuất bán ra thị trường, đây là loại sản phẩm hạt thô truyền thống. Một số được đem đi rang chín, để nguội và đóng gói cho ra thành phẩm đậu xanh rang. Số còn lại được nghiền bởi máy nghiền bột khô cho để ra sản phẩm bột đậu xanh.

Nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, trên mỗi bao bì đều cung cấp rõ thông tin về tên sản phẩm, địa chỉ, thành phần và tem truy xuất nguồn gốc. Các sản phẩm từ hạt đậu xanh tằm được HTX  Cổ Mỹ sản xuất hàng tuần trong tháng và tùy theo đơn đặt hàng từ phía đơn vị thu mua. Trong 3 năm trở lại đây, HTX đã tiêu bao và sản xuất trên 40 tấn đậu xanh, qua đó tạo thu nhập  ổn định cho hơn 240 người.

Mặt khác, để các sản phẩm này lưu thông rộng rãi và được thị trường đón nhận, HTX Cổ Mỹ cũng đặc biệt quan tâm đến chất lượng và khâu quảng bá sản phẩm. Nhằm tạo dựng  uy tín, hành lang pháp lí, đồng thời xây dựng niềm tin đối với người tiêu dùng,  HTX đã  hoàn thành hồ sơ và được Chi cục Quản lý chất lượng  Nông lâm & Thủy sản Quảng Trị công nhận cơ sở chế biến đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Được chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn cơ sở  số TC01:2020/BĐXVG. Trong năm 2019, “Đậu xanh Vĩnh Giang” tiếp tục được UBND huyện Vĩnh Linh công nhận và trao giải sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Năm 2020, HTX Cổ Mỹ đã lập hồ sơ đưa sản phẩm bột đậu xanh tằm tham gia bình chọn sản phẩm OCOP cấp huyện và đã được lựa chọn gửi đi tham gia bình chọn cấp tỉnh với mục tiêu phấn đấu đạt chuẩn 3 sao. Bên cạnh đó, sản phẩm từ hạt đậu xanh tằm của đơn vị cũng được đưa đi trưng bày, tham gia các hội chợ, triển lãm hàng nông sản trong và ngoài địa phương. Tại xã Vĩnh Giang, một gian hàng chuyên bày bán các sản phẩm từ hạt đậu xanh tằm cũng được xây dựng ở vị trí trung tâm với diện tích 30 m² để phục vụ nhu cầu người dân địa phương và khách mua hàng thập phương.

Ông Lê Chẩn - Giám đốc HTX Cổ Mỹ cho biết: “Việc mở rộng sản xuất các sản phẩm từ hạt đậu xanh tằm đã góp phần nâng cao giá trị, chất lượng và làm đa dạng cho thương hiệu “Đậu xanh Vĩnh Giang”. Đầu ra, giá bán được tăng lên đáng kể và sự liên kết trong quá trình canh tác, sản xuất giữa các thành viên cũng trở nên chặt chẽ hơn. Từ việc cho ra các sản phẩm đã qua chế biến, HTX mong muốn có thể cung cấp nhiều sản phẩm từ đậu xanh đảm bảo chất lượng, giúp người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn và tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng. Trong thời gian tới, HTX sẽ tập trung phát triển tốt 3 loại sản phẩm hiện có; đồng thời sẽ nghiên cứu để có thể mở rộng sản xuất thêm một số loại sản phẩm khác đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của thị trường”.

 

TAGS

Tôn vinh ẩm thực, di sản để xây dựng thương hiệu du lịch văn hóa Việt

Thanh Giang |

Năm 2020 là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam được bình chọn ở cả 3 hạng mục gồm điểm đến di sản hàng đầu, điểm đến văn hóa và điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á.

Xây dựng thương hiệu gà Cùa từ mô hình nuôi gà thả vườn

Phan Việt Toàn |

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, thời gian gần đây, nhiều hộ nông dân ở xã Cam Chính, huyện Cam Lộ đã đầu tư phát triển các mô hình chăn nuôi để nâng cao nguồn thu nhập, cải thiện điều kiện kinh tế gia đình.

Nỗ lực xây dựng thương hiệu miến Loan Hảo

Nguyễn Loan |

Sau 7 năm đi vào hoạt động, từ một loại miến gạo trắng ban đầu, đến nay cơ sở sản xuất miến Loan Hảo ở xã Hiền Thành huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã cho ra đời 8 loại miến khác nhau. Điều đáng nói là những sản phẩm này được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Xây dựng thương hiệu cho gạo hữu cơ Quảng Trị

Vĩnh Nhiên |

Tỉnh Quảng Trị đang phấn đấu đến năm 2025 nâng diện tích lúa hữu cơ lên khoảng 11.000 -12.000 ha để tiến tới mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, xây dựng thương hiệu gạo hữu cơ Quảng Trị, đưa nền nông nghiệp Quảng Trị từng bước vươn ra biển lớn. Đây cũng là một trong những giải pháp nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới mà đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII sắp tới đề ra.