Một số giải pháp phát triển du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

PV |

(Trích tham luận của đồng chí ĐỖ VĂN BÌNH, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

Trên cơ sở những mặt đạt được và nhìn nhận thẳng thắn điểm “nghẽn” còn tồn tại, tại đại hội, thay mặt lãnh đạo ngành, tôi xin đề xuất một số giải pháp phát triển ngành du lịch Quảng Trị trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mà trước mắt trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh như sau:

Một là: Cần tập trung phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt là những sản phẩm sáng tạo và khác biệt mang bản sắc Quảng Trị. Làm du lịch điều quan trọng trước tiên là phải trả lời được câu hỏi: Phải có sản phẩm gì? Trong du lịch mà không xác định được sản phẩm thì du lịch không thể phát triển. Ngành du lịch Quảng Trị hiện chủ yếu đang khai thác những cái sẵn có trong thiên nhiên và cộng đồng, khai thác những giá trị đơn lẻ của tài nguyên (lõi sản phẩm), còn thiếu sản phẩm nổi trội khác biệt và chất lượng, thiếu sản phẩm tổng hợp để thu hút và lưu giữ khách.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đỗ Văn Bình trình bày tham luận tại đại hội - Ảnh: Thành Dũng
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đỗ Văn Bình trình bày tham luận tại đại hội - Ảnh: Thành Dũng

Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch có giá trị cao không tự nhiên sẵn có mà chỉ có sáng tạo mới tạo ra sản phẩm. Sự đầu tư, đổi mới, sáng tạo trước tiên phải đến từ chính doanh nghiệp. Đối với sản phẩm khác biệt và độc đáo, con đường đó đòi hỏi sự sáng tạo gấp nghìn lần và chấp nhận rủi ro. Do đó, bên cạnh sự tìm tòi, đầu tư của doanh nghiệp, cần có sự định hướng và hỗ trợ kịp thời của cơ quan quản lý nhà nước để chắp cánh cho sự sáng tạo đó.

Bên cạnh việc tiếp tục khai thác và làm mới những tour, tuyến du lịch truyền thống về “Ký ức chiến tranh - Khát vọng hòa bình”, “Cửa ngõ du lịch Hàng lang kinh tế Đông - Tây” kết nối với “Con đường di sản” và “Con đường huyền thoại”, các lễ hội “Thống nhất non sông”, “Nhịp cầu xuyên Á”… Cần nghiêm túc nghiên cứu, đầu tư xây dựng các sản phẩm mới, có chất lượng cao, như: Du lịch sinh thái biển, đảo; Lễ hội Vì Hòa bình…

Hai là: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, trong đó có cơ chế đặc thù và chính sách đột phá. Điều rất quan trọng để du lịch phát triển đó chính là Nhà nước hỗ trợ cơ chế, chính sách. Doanh nghiệp sáng tạo ra sản phẩm thì chính các cơ chế, chính sách sẽ là “bà đỡ” hỗ trợ việc ra đời của sản phẩm du lịch và hỗ trợ con đường để du khách tìm đến sản phẩm thuận lợi hơn. Có thể thấy rõ điều này khi UBND tỉnh đồng ý chủ trương mở tuyến du lịch Cồn Cỏ. Quảng Trị nằm giữa 2 miền di sản và gặp bất lợi về giao thông, thời tiết nếu chúng ta vẫn hành động như cũ, chắc chắn cũng chỉ thu được kết quả như cũ. Muốn có kết quả mới, phải hành động khác trước. Sự đổi mới mạnh mẽ nhận thức, tư duy về phát triển du lịch rất quan trọng và phụ thuộc rất lớn vào những chính sách đột phá.

Trên cơ sở những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Chính phủ về phát triển du lịch, tỉnh cần cụ thể hóa thành những chính sách thiết thực, khả thi để hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch. Song song với đó, các cấp, ngành cần tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chú trọng xây dựng và quản lý tốt công tác quy hoạch. Công tác quy hoạch có chất lượng, ổn định được ví như chiếc “la bàn” định hướng cho việc thu hút đầu tư, xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất và sản phẩm du lịch; là “bệ đỡ” cho du lịch phát triển bền vững.

Ba là: Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển du lịch. Tập trung huy động nguồn lực đầu tư xây dựng đồng bộ và có trọng tâm, trọng điểm hệ thống cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch. Chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, nhất là chú trọng đầu tư phát triển du lịch lịch sử - cách mạng, du lịch biển - đảo; hệ thống cơ sở lưu trú đa dạng, các công trình dịch vụ du lịch bổ trợ, khu vui chơi giải trí, thể thao. Đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa lịch sử, cách mạng và phát triển các lễ hội và làng nghề truyền thống.

Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ du lịch. Đồng thời có cơ chế chính sách thông thoáng, để thu hút và tạo ra các nguồn vốn đầu tư phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch; Nghiên cứu ban hành các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào các khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Chú trọng việc xác định và mời gọi nhà đầu tư chiến lược đối với phát triển du lịch Quảng Trị. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư bảo tồn tôn tạo di tích, thắng cảnh, môi trường, cảnh quan... Đối với Quảng Trị, cần thúc đẩy đầu tư cho một số dự án giao thông có vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội và du lịch.

Bốn là:Tăng cường liên kết, xúc tiến quảng bá mở rộng thị trường. Quảng Trị cần tăng cường liên kết với các địa phương trong vùng trong xây dựng sản phẩm du lịch, quảng bá xúc tiến và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Liên kết với các thị trường gửi khách quan trọng trong cả nước (như Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng) trong quảng bá, xúc tiến... Đồng thời tiếp tục liên kết với các điểm đến trong Hành lang kinh tế Đông - Tây nhằm xây dựng các chương trình du lịch quốc tế hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao. Liên kết với các địa phương tiếp giáp với Quảng Trị qua các Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và La Lay trong phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá và tạo thuận lợi cho du khách. Việc liên kết quốc tế trong phát triển du lịch với Lào, Thái Lan và Campuchia cũng như với các tỉnh Việt Nam trên trục Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Đầu tư, chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh. Xây dựng kế hoạch xúc tiến quảng bá dài hạn và ngắn hạn, thường xuyên cập nhật, bổ sung kế hoạch phù hợp với nhu cầu thị trường và thực tế phát triển sản phẩm du lịch của địa phương trong đó chú trọng quảng bá xúc tiến cho 2 dòng sản phẩm du lịch chủ đạo của Quảng Trị là du lịch lịch sử - cách mạng và du lịch biển đảo. Xây dựng hình ảnh du lịch Quảng Trị là du lịch vì Hòa bình, biểu tượng thống nhất non sông, đất nước và là cửa ngõ của Hành lang kinh tế Đông - Tây của Việt Nam. Kết hợp hiệu quả công - tư trong hoạt động xúc tiến quảng bá với xu hướng tham gia và đóng góp ngày càng tích cực của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, ở bối cảnh hiện tại, việc đầu tư chuyển đổi số có ý nghĩa quan trọng. Tác động của dịch bệnh đang làm thay đổi ý thức, nhu cầu du lịch của du khách và cả cách khai thác tài nguyên du lịch. Chuyển đổi số để phục vụ cho việc quản lý, quảng bá, kết nối và phục vụ du khách. Do đó, cần đổi mới, hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy nhanh thực hiện quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch; số hóa các thông tin, tài liệu, xây dựng các kho nội dung số, hướng tới hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh.

Năm là: Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, tâm huyết và trách nhiệm. Để đảm bảo số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập, cần đa dạng các hình thức đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa và khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực… Công tác này nên tiến hành đồng bộ với quá trình nâng cao chất lượng và đa dạng hóa loại hình du lịch. Trong đó, đào tạo tại chỗ là giải pháp hiệu quả nhằm nhanh chóng bổ sung nguồn nhân lực trực tiếp cho các doanh nghiệp trên cơ sở phát huy kinh nghiệm, kỹ năng sẵn có của cán bộ công nhân viên và cơ sở vật chất của doanh nghiệp đồng thời đáp ứng đúng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp. Do vậy, cần khuyến khích doanh nghiệp đào tạo, tái đào tạo đội ngũ nhân viên, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng hệ thống “tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ”.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Người dân Quảng Trị hướng về Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII

Nhóm PV, CTV thời sự |

Đúng 8h00 giờ sáng15/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã khai mạc trọng thể. Ở khắp các vùng miền trên địa bàn tỉnh, từ khu vực trung tâm cho đến các địa bàn vùng sâu vùng xa, các tầng lớp cán bộ, nhân dân tỉnh nhà đều dõi theo Đại hội với tình cảm và niềm tin vào thành công của một nhiệm kỳ mới.

Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII

Hoàng Công Danh |

TCCV trân trọng đăng tải toàn văn Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII do đồng chí Lê Quang Tùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy trình bày.

Đại biểu dự Đại hội Đảng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do mưa lũ

Nguyễn Loan – Thanh Châu |

Ngay trong phiên Đại hội nội bộ chiều 14/10, tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội, đồng chí Đào Mạnh Hùng, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh đã kêu gọi đại biểu dự Đại hội, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các tấm lòng hảo tâm tham gia ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do mưa lũ.

Những ý kiến tâm huyết hướng về Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (Kỳ 13)

Tổ Phóng Viên |

Tiếp theo kỳ trước

* Ông NGUYỄN NGỌC TRI, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể dục thể thao huyện Hướng Hóa: