Phim ngắn ‘Mây Nhưng Không Mưa’ của Việt Nam tranh giải tại liên hoan phim Venice lần thứ 77

Hải Yến |

"Mây Nhưng Không Mưa” của hai đạo diễn Vũ Minh Nghĩa và Phạm Hoàng Minh Thy xuất sắc được chọn là một trong 12 phim ngắn tham gia tranh giải của LHP.

Ban tổ chức LHP Venice vừa công bố danh sách hạng mục Orizzonti Short Competition – hạng mục dành cho phim quốc tế với các xu hướng thẩm mỹ và cách biểu đạt mới. Qua đó, Mây Nhưng Không Mưa của hai đạo diễn Vũ Minh Nghĩa và Phạm Hoàng Minh Thy xuất sắc được chọn là một trong 12 phim ngắn tham gia tranh giải của LHP.

Poster phim “Mây Nhưng Không Mưa“.
Poster phim “Mây Nhưng Không Mưa“.

Mây Nhưng Không Mưa kể về một cô gái làm việc ở tiệm váy cưới phải lòng một anh chàng hát dạo bán hàng rong. Ngày diễn ra trận chung kết đá banh, cô quyết định sẽ gặp anh và hát bài hát cô yêu thích. Bất ngờ, cô phải đi giao hàng còn anh chàng hát rong thì bị ăn cắp mất chiếc loa, tối hôm đó họ không gặp được nhau.

Với độ dài 19 phút, Mây Nhưng Không Mưa như một bản tin trong ngày với các sự kiện đa dạng: một đám cưới, một buổi tắc đường, một vụ trộm cướp, một sự hóa thân thần kì và một câu chuyện tình yêu. Đôi lúc, khán giả và cả nhân vật sẽ đắm chìm vào một thế giới khác, giữa những lát cắt nhiều màu sắc trong phim. Các nhân vật luôn đi tìm một điều gì đó, một nơi để thuộc về rồi giật mình nhận ra họ là những kẻ tha hương trên chính quê hương của mình.

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp đã dành nhiều thời gian đồng hành và hướng dẫn cho Nghĩa và Thy trong thời gian thực hiện phim ngắn này, chị chia sẻ: “Thy và Nghĩa diễn đạt “Mây Nhưng Không Mưa” như trình bày một thứ điện ảnh riêng tư đậm màu sắc thể nghiệm tự do. Thứ thể nghiệm mà lâu nay chúng ta rất ít gặp chứ chưa nói đến việc cổ vũ hay tôn vinh nó – trong môi trường điện ảnh Việt Nam hiện tại.

Ở “Mây Nhưng Không Mưa”, ta nhìn rõ sự nhỏ nhẹ nhưng kiên định của đạo diễn, đọc được sự tự vấn và sự quyết liệt đi tìm lời giải của các nhân vật. Ta thấy một bầu khí quyển chộn rộn, có phần hỗn độn và thô bạo. Ta thấy không khí hiện thực huyền ảo thô mộc được nhà làm phim (vừa mời gọi, vừa thách thức) lôi kéo chúng ta vào. Và rồi, chúng ta ở đó, sẵn lòng, chờ đợi một cơn mưa”.

Được biết, bộ phim thuộc top 5 tác phẩm nhận hỗ trợ kinh phí 300 triệu đồng từ Dự án phim ngắn CJ 2019 do CJ Cultural Foundation (Quỹ Văn hóa CJ) và CJ CGV Việt Nam phối hợp thực hiện. Trước đó, phim ngắn Lễ Trưởng Thành Của Edison của Minh Thy và U ơi! của Vũ Minh Nghĩa đã từng góp mặt ở hạng mục tranh giải tại LHP Quốc tế Singapore 2019.

(Nguồn: Báo Tin tức)

TAGS

Thu lợi hàng tỷ đồng mỗi năm từ nuôi ốc hương

Phan Việt Toàn |

Là một người dân sống, lập nghiệp và phát triển kinh tế ở vùng biển, với bản tính thích tìm tòi, chịu khó học hỏi, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào phát triển sản xuất, đưa những đối tượng thủy sản mới vào nuôi trồng. 

Kỳ vọng từ tuyến đường huyết mạch

Hiếu Giang |

Từ bời bời cát trắng, tuyến đường trung tâm trục dọc Khu kinh tế Đông Nam tỉnh trải dài hàng chục cây số vừa hoàn thành tựa như sợi chỉ mềm mại vắt qua những trảng cát rát bỏng, nối liền phía nam Cửa Việt với xã Hải Dương, huyện Hải Lăng. Con đường huyết mạch này không chỉ phục vụ đắc lực cho Khu kinh tế Đông Nam của tỉnh trong những năm tới, mà từ khi con đường được thông tuyến đã mở ra nhiều kỳ vọng, cơ hội làm ăn cho cư dân các địa phương có tuyến đường đi qua.

Bầu trời sẽ bận rộn khi kinh tế đêm phát triển

Trà Bang |

Dù nền kinh tế thế giới đang suy thoái vì dịch bệnh Covid-19, song các đường bay nội địa trong nước dần bận rộn trởi lại. Phần lớn là nhờ kích cầu, phát triển các tour du lịch nội địa. Nếu các địa phương phát triển kinh tế ban đêm, thêm nhiều dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch ban đêm, chắc chắn các đường bay nội địa sẽ tăng chuyến trong thời gian đến...

Làm giàu từ nuôi tôm thẻ chân trắng

Hà Trang |

Với ý chí và nghị lực vươn lên, ông Nguyễn Xuân Thiết (sinh năm 1957), ở thôn 6, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã thành công với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, đem lại nguồn thu nhập cho gia đình, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.