Thu lợi hàng tỷ đồng mỗi năm từ nuôi ốc hương

Phan Việt Toàn |

Là một người dân sống, lập nghiệp và phát triển kinh tế ở vùng biển, với bản tính thích tìm tòi, chịu khó học hỏi, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào phát triển sản xuất, đưa những đối tượng thủy sản mới vào nuôi trồng. 

Qua tìm hiểu, năm 2016 anh Phạm Văn Dũng ở khu phố An Đức 3, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã mạnh đưa đối tượng ốc hương vào nuôi. Sau gần 4 năm, đến nay anh đã thành công lớn với mô hình nuôi ốc hương thương phẩm và ốc hương giống. Mỗi năm mang về cho anh nguồn lợi trên 10 tỷ đồng.
 
 Khu nuôi ốc hương thương phẩm của gia đình anh Dũng
Trao đổi với chúng tôi về cơ duyên đến với mô hình nuôi ốc hương anh Dũng cho biết: Năm 2016 trước ảnh hưởng của sự cố môi trường formosa, nhận thấy nghề nuôi tôm khó khăn, trên diện tích 15 ha nuôi tôm của mình anh muốn chuyển sang đối tượng nuôi mới. Trong một tìm hiểu trên internet về cách thức làm ăn, những mô hình phát triển kinh tế vùng biển, anh Dũng nhận thấy mô hình nuôi ốc hương mang lại hiệu quả kinh tế cao, lại ít rủi ro. Muốn thử sức với đối tượng nuôi mới này, anh đã cất công tìm đến các cơ sở nuôi ốc hương chất lượng ở các tỉnh phía Nam để tìm hiểu, nghiên cứu cách nuôi. Sau một thời gian tìm hiểu kỹ thuật, anh quyết định về địa phương đầu tư nuôi thử nghiệm ốc hương thương phẩm tại thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, Vĩnh Linh.
 
 Khu nôi ốc hương giống của gia đình anh Dũng
Anh cho biết, thức ăn của ốc hương là các loại tôm, cá tươi, sạch. Sau hơn 2 tháng, ngoài tôm tươi, anh bổ sung thêm các loại cá biển tươi, mà chủ yếu ở đây là cá nục, vì cá nục vừa rẽ, nhiều thịt lại dễ mua. “Những ngày đầu nuôi thử nghiệm tôi khá lo lắng và gặp nhiều khó khăn, chi phí mua giống lại lớn. Tuy nhiên, không chùn bước, tôi tìm tòi, tham khảo kiến thức nuôi ốc hương qua các phương tiện thông tin đại chúng, học hỏi kinh nghiệm của các mô hình nuôi thành công trên khắp cả nước. Vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm, những nơi khác họ nuôi bằng ao đất, nước xả ra vào theo mương, về đây tôi chế lại muôi bằng ao bạt, bỏ cát lên trên bạt và bơm nước vào”, anh Dũng nói.
 
  Ốc hương bố mẹ
Nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, mô hình nuôi ốc hương đã đưa lại hiệu quả cho gia đình anh. Anh cho biết thêm, ốc hương thả nuôi 7 đến 8 tháng là có thể thu hoạch những con ốc to (loại 70-80 con/kg) để bán, loại bé hơn được nuôi tiếp. Đến nay trên diện tích 15 ha đất của gia đình anh đã phát triển nuôi ốc thương phẩm gần 10 ha. Anh Dũng khiêm tốn cho biết, trung bình mỗi năm anh thu 100 tấn ốc thương phẩm, với giá bán 250 ngàn đồng/kg sau khi trừ các khản chi phí mang lại nguồn lãi 7 -8 tỷ đồng/ năm cho gia đình anh. Anh Dũng nói thêm, có năm nhiều nhất là anh thu 170 tấn, nhiều thời điểm ốc có thể bán được với giá từ 300 - 400 ngàn đồng/kg, sản phẩm ốc hương được các thương lái thu mua xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc là chủ yếu.
 

Vừa làm vừa mở rộng quy mô nuôi, với những thành công mang lại từ việc nuôi ốc thương phẩm, đến năm 2019 anh đã mạnh dạn triển khai xây dựng trại sản xuất ốc hương giống để chủ động nguồn giống tại chổ cho gia đình và cung cấp cho nhu cầu thị trường. Anh đầu tư trại sản xuất sản xuất ốc hương giống tại thôn Cang Gián, xã Trung Giang, huyện Gio Linh. Với 4 tạ ốc giống bố mẹ cho sinh sản, mỗi năm anh cung cấp cho gia đình và thị trường 10 triệu con ốc hương giống, với giá bán 500đồng/con. Sau khi trừ toàn bộ chi phí mang về thêm cho gia đình anh 2,5 tỷ.

Trong thời gian tới, anh Dũng có ý định sẽ mở rộng thêm diện tích nuôi để tăng sản lượng và thu nhập. Không chỉ mang lại kinh tế lớn cho gia đình, mô hình nuôi ốc hương của anh Dũng còn tạo việc làm quanh năm cho nhiều lao động. Hầu như mọi lao động đều được ăn, nghỉ tại chỗ và có thu nhập ổn định. Từ mô hình này cho thấy, tư duy và cách làm ăn của các nông dân vùng ven biển đã có nhiều thay đổi, luôn năng động tìm tòi, học hỏi những cách làm ăn mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là thành quả minh chứng cho những nỗ lực cố gắng vượt khó của anh Dũng cũng như việc ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm khác biệt gắn với liên kết đổi mới tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra.

Với cách nghĩ, cách làm, cùng ý chí quyết tâm của mình, anh Dũng đã khẳng định: mô hình nuôi ốc hương thương phẩm và ốc hương giống của anh là mô hình kinh tế hiệu quả, là hướng đi phù hợp cho những ngư dân có điều kiện tham gia sản xuất, muốn vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Hiện nay, vùng biển bãi ngang của tỉnh Quảnh Trị vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nên cùng với các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá đối... thì ốc hương là một đối tượng nuôi mới, mô hình này mở ra một hướng sản xuất đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản, nâng cao thu nhập và tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế địa phương.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Phát triển cây công nghiệp ở Hướng Hóa và vấn đề giải quyết đầu ra cho sản phẩm

Minh Dương – Hoàng Hùng |

Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về đất đai và nguồn lao động dồi dào trên địa bàn, những năm qua, huyện Hướng Hóa đã đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp để tạo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Đặc biệt, huyện đã chú trọng vấn đề giải quyết đầu ra cho sản phẩm nhằm góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.

Kỳ vọng từ tuyến đường huyết mạch

Hiếu Giang |

Từ bời bời cát trắng, tuyến đường trung tâm trục dọc Khu kinh tế Đông Nam tỉnh trải dài hàng chục cây số vừa hoàn thành tựa như sợi chỉ mềm mại vắt qua những trảng cát rát bỏng, nối liền phía nam Cửa Việt với xã Hải Dương, huyện Hải Lăng. Con đường huyết mạch này không chỉ phục vụ đắc lực cho Khu kinh tế Đông Nam của tỉnh trong những năm tới, mà từ khi con đường được thông tuyến đã mở ra nhiều kỳ vọng, cơ hội làm ăn cho cư dân các địa phương có tuyến đường đi qua.

Trồng đậu xanh trên đất khô hạn

Phan Việt Toàn |

Ông Lê Văn Lại ở thôn An Lợi, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị có 2 sào đất ở vùng Cồn Màu chuyển đổi sang trồng đậu xanh hiệu quả.

Người nỗ lực xây dựng thương hiệu các sản phẩm từ sim rừng Hướng Hóa

Ngọc Trang |

Nắm bắt nhu cầu sử dụng sim rừng để làm thuốc chữa bệnh, nước giải khát… cũng như lợi thế ở địa phương có nguồn cây sim khá lớn nên những năm gần đây, chị Nguyễn Thị Minh Hồng ở thôn Quyết Tâm, xã Tân Hợp đã tìm kiếm nguồn cung cấp cũng như đầu ra ổn định cho trái sim Hướng Hóa (Quảng Trị). Qua một thời gian gắn bó với nghề thu mua, kết nối tiêu thụ, chị Hồng cũng đã tự tay làm ra những sản phẩm đặc trưng của miền sơn cước và hướng tới xây dựng thương hiệu từ loại cây rừng này.