Quảng Trị: Xây dựng nền tảng phát triển đô thị thông minh

Trần Anh Minh |

Xây dựng thành phố thông minh đang trở thành xu thế tất yếu của các đô thị trong nước cũng như trên thế giới.

Với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội lớn và nền tảng để xây dựng đô thị thông minh. Đó cũng là hướng phát triển đô thị bền vững cùng với xây dựng chính quyền điện tử. Nằm trong xu thế chung đó, để các ứng dụng công nghệ số trong phát triển đô thị thông minh ở Quảng Trị tương thích với kiến trúc đô thị thông minh chung của toàn quốc, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2928/QĐ-UBND ngày 7/10/2021 về việc ban hành Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh của tỉnh Quảng Trị, phiên bản 1.0.

Xây dựng Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh (ĐTTM) tỉnh Quảng Trị nhằm vạch ra các nguyên tắc, hướng dẫn để tạo lập, giải thích, phân tích và trình bày kiến trúc, giải pháp ICT cho ĐTTM; đảm bảo tính kết nối liên thông giữa các hệ thống thông tin được xây dựng trong tỉnh, tránh trùng lặp; đồng thời, đảm bảo tính đầy đủ thống nhất, dễ hiểu, dễ sử dụng, hướng tới mục tiêu xây dựng ĐTTM bền vững. Khung kiến trúc ICT áp dụng cho việc xây dựng ĐTTM của tỉnh. Các tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân thủ nội dung, yêu cầu và nguyên tắc của kiến trúc khi triển khai các dự án phục vụ cho các dịch vụ ĐTTM trên địa bản tỉnh.

Giới thiệu về các ứng dụng giám sát, điều hành đô thị thông minh tại tỉnh - Ảnh: Trần Hà
Giới thiệu về các ứng dụng giám sát, điều hành đô thị thông minh tại tỉnh - Ảnh: Trần Hà

Xây dựng ĐTTM về cơ bản cần đáp ứng được các mục tiêu tổng quát, đó là: Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. Ứng dụng các công nghệ ICT để hỗ trợ giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề được người dân quan tâm như: Giao thông, y tế, giáo dục, an toàn thực phẩm..., từ đó, nâng cao sự hài lòng của người dân. Xây dựng ĐTTM giúp cho quản lý đô thị tinh gọn. Các hệ thống thông tin quản lý những lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật - dịch vụ chủ yếu của đô thị được số hóa, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các ngành, tăng cường sự tham gia của người dân nhằm nâng cao năng lực dự báo, hiệu quả và hiệu lực quản lý của chính quyền địa phương. Việc xây dựng các hệ thống giám sát, cảnh báo trực tuyến về môi trường; các hệ thống thu thập, phân tích dữ liệu môi trường phục vụ nâng cao năng lực dự báo, phòng chống, ứng phó khẩn cấp và chủ động với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

Các ứng dụng trong ĐTTM cũng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh. Xây dựng hạ tầng thông tin số an toàn, khuyến khích cung cấp dữ liệu mở để thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, giúp doanh nghiệp giảm chi phí, mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh trong nền kinh tế số. Các dịch vụ công được đáp ứng nhanh chóng, thuận tiện trên cơ sở hạ tầng thông tin số rộng khắp. Một lợi ích rất quan trọng nữa trong xây dựng ĐTTM là tăng cường việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm.

Kiến trúc ICT phát triển ĐTTM của tỉnh là kiến trúc tổng thể có tính mở, mô đun hóa các thành phần của kiến trúc để tỉnh có thể thực hiện phân kỳ đầu tư các hạng mục công nghệ thông tin dựa theo kiến trúc. Tùy từng trường hợp cụ thể, các cơ quan liên quan tham chiếu vào kiến trúc để xây dựng nhiệm vụ chi tiết của từng hạng mục nhằm đảm bảo gắn kết được với nền tảng phát triển ĐTTM của tỉnh. Kiến trúc ICT phát triển ĐTTM tỉnh phải tuân thủ các nguyên tắc chính như: Phân tầng, hướng dịch vụ, liên thông, dựa trên tiêu chuẩn mở, khả năng mở rộng, linh hoạt, tính ổn định, đo lường được, chia sẻ, an toàn, trung lập, dễ sử dụng và bảo trì.

Nền tảng ĐTTM tỉnh được xây dựng để tích hợp các hệ thống thông tin đang vận hành hoặc sẽ xây dựng trong tương lai của tỉnh nhằm hỗ trợ thực hiện các công việc như: Điều phối, vận hành, kiểm soát chất lượng các dịch vụ ĐTTM của tỉnh; theo dõi trạng thái sử dụng cơ sở hạ tầng, dịch vụ ĐTTM, các sự kiện, giám sát các hoạt động của đô thị; hỗ trợ đưa ra các quyết định dựa trên tiếp nhận và xử lý dữ liệu; phân phối dữ liệu và thông tin đến người dân; kết nối thông tin với hệ thống thông tin khác của đô thị; cung cấp các điểm tham chiếu để kết nối nền tảng ĐTTM với các dịch vụ của bên thứ ba; quản lý hạ tầng hệ thống thông tin của đô thị; hỗ trợ tái sử dụng các ứng dụng, thiết bị và cơ sở hạ tầng mạng; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; phát triển, mở rộng, kết nối chia sẻ dữ liệu với nền tảng ĐTTM của các đô thị khác.

Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh chứa các dịch vụ dùng chung để chia sẻ dữ liệu các hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi của tỉnh và đóng vai trò trung gian phục vụ kết nối các hệ thống thông tin trong nội bộ tỉnh với các hệ thống của bộ, ngành trung ương. Các đối tượng tham gia sử dụng các ứng dụng, dịch vụ của ĐTTM và chính quyền điện tử bao gồm người dân, tổ chức và công chức trong tỉnh (cũng có thể là ngoài tỉnh). Vì vậy, tùy theo nhu cầu sử dụng dịch vụ mà phân quyền cho từng đối tượng sử dụng. Các kênh truy cập/tương tác chính bao gồm: Cổng thông tin điện tử, cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, thư điện tử; điện thoại; máy fax; mạng xã hội, internet vạn vật...

ĐTTM tỉnh Quảng Trị hướng tới cung cấp các ứng dụng, dịch vụ thông minh theo các lĩnh vực như: Lĩnh vực giáo dục (kho học liệu, bài giảng trực tuyến); lĩnh vực y tế (bệnh án điện tử, ứng dụng đăng ký khám bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm); lĩnh vực du lịch; tài chính, kế hoạch; tài nguyên, môi trường; nông nghiệp; xây dựng; giao thông; tư pháp... Các ứng dụng ĐTTM giúp cho nhà quản lý trong công tác giám sát, chỉ đạo, điều hành như: Thông báo điều hành, họp thông minh, báo cáo tổng hợp định kỳ. Ứng dụng cho công chức trong các hoạt động nghiệp vụ. Ứng dụng cho người dân trong sử dụng dịch vụ công, phản ánh hiện trường, cổng thông tin điện tử... Ứng dụng cho doanh nghiệp trong sử dụng cổng thông tin doanh nghiệp, diễn đàn cho doanh nghiệp...

Hạ tầng, kỹ thuật công nghệ bao gồm các trung tâm dữ liệu, hạ tầng mạng LAN, WAN, Wifi, hạ tầng mạng internet, thiết bị IoT, các thiết bị lưu trữ, máy chủ... Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) là nơi tổng hợp các nguồn thông tin, dữ liệu của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực để giúp lãnh đạo tỉnh giám sát, điều hành, hỗ trợ chỉ huy, quản lý chất lượng dịch vụ đô thị một cách tổng thể, cho phép phân tích dữ liệu lớn, hỗ trợ ra quyết định và xây dựng quy chế, chính sách.

Trung tâm Giám sát, điều hành ĐTTM kết nối đến nền tảng đô thị thông minh (SCP) qua khối hỗ trợ, điều khiển, hiển thị để lấy dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và hỗ trợ ra quyết định phải được vận hành liên tục không gián đoạn 24/7. Hệ thống dịch vụ, phần mềm của tỉnh Quảng Trị có nhiều nguồn dữ liệu với các định dạng khác nhau được nền tảng ĐTTM thu thập để xây dựng lên kho dữ liệu tri thức, dữ liệu lớn (Bigdata). Khối dữ liệu sau khi thu thập và phân tích sẽ được lưu trữ tại Trung tâm Giám sát, điều hành ĐTTM để quản lý toàn bộ hoạt động của đô thị, từ đó hỗ trợ công tác giám sát, chỉ huy, điều hành tại trung tâm.

Để triển khai thực hiện tốt Kiến trúc ICT phát triển ĐTTM, tỉnh đã giao nhiệm vụ cho Sở Thông tin và Truyền thông là đơn vị đầu mối phối hợp với các cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện các phần việc như: Thẩm định sự phù hợp của các kế hoạch, dự án ứng dụng công nghệ thông tin với Kiến trúc chính quyền điện tử và Kiến trúc ICT phát triển ĐTTM của tỉnh; xây dựng và duy trì Kiến trúc ICT phát triển ĐTTM của tỉnh Quảng Trị. Các sở, ban, ngành, địa phương định hướng quy hoạch và phát triển ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, phụ trách theo xu hướng, mô hình Kiến trúc ICT phát triển ĐTTM và đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn, chỉ tiêu đánh giá ĐTTM của tỉnh, của quốc gia để đảm bảo sự kết nối và chia sẻ, tích hợp cơ sở dữ liệu.

Các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển ĐTTM của tỉnh vừa đảm bảo mục tiêu kinh doanh, vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển KT - XH của tỉnh. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để các ngành, các cấp, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện tốt các nội dung của Kiến trúc ICT phát triển ĐTTM của tỉnh.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Đồ án quy hoạch Công viên Fidel đoạt giải Đồng tại cuộc thi Giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia lần thứ II

Nhơn Bốn |

Ngày 12/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia lần thứ 2 (VUPA 2020). Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Công viên Fidel (tỉ lệ 1/500) của Công ty Cổ phần Việt Tín (Phường 1, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) làm đơn vị tư vấn, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh làm chủ đầu tư đã xuất sắc đoạt giải Đồng.

Trúng đấu giá đất thuộc Dự án Khu đô thị Thương mại – Dịch vụ Nam Đông Hà

Thu Hạ |

Ngày 12/11, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị phối hợp với Công ty Đấu giá Hợp danh Miền Trung tổ chức công bố đấu giá quyền sử dụng đất thuộc Dự án Khu đô thị Thương mại - Dịch vụ Nam Đông Hà.

Đóng góp tích cực vào sự phát triển của đô thị trung tâm tỉnh lỵ

Thanh Tuyền |

Từ khi được thành lập đến nay, Trung tâm Phát triển Cụm công nghiệp - Khuyến công và Dịch vụ công ích thành phố Đông Hà (Quảng Trị) đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động để đóng góp tích cực vào sự phát triển của đô thị trung tâm tỉnh lỵ.

Xây dựng khu đô thị hiện đại Bắc sông Hiếu

Lâm Khanh |

Thành phố Đông Hà (Quảng Trị) đã được lập quy hoạch chung từ các năm 1990, 1997 và được điều chỉnh vào năm 2006, định hướng đến năm 2020. Theo đó, “điểm nhấn” quan trọng của việc điều chỉnh quy hoạch chung thành phố là lấy sông Hiếu làm trung tâm, phát triển đô thị dọc hai bên sông.