Sớm xây dựng sân bay Quảng Trị để tạo “cú hích” phát triển kinh tế khu vực

Đoàn Văn Thuận |

Quảng Trị nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), là điểm cực đông của đường xuyên Á, nơi kết nối, lưu thông hàng hóa qua các nước Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma rất lớn. Có Cảng biển, đường sắt, đường quốc lộ đi qua. Có được vị trí chiến lược như vậy việc đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không Quảng Trị sẽ tạo đà cho sự phát triển kinh tế không chỉ cho tỉnh mà còn cả khu vực miền trung.    

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Trị, Cảng hàng không Quảng Trị là 1 trong số 28 cảng hàng không nội địa được Thủ tướng Chính phủ đưa vào Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định 236/QĐ-TTg ngày 23/02/2018.

Phối cảnh sân bay Quảng Trị
Phối cảnh sân bay Quảng Trị

Cảng hàng không Quảng trị được quy hoạch xây dựng với quy mô sân bay cấp 4C (theo mã chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế -ICAO) đối với hoạt động khai thác dân dụng và sân bay cấp II đối với hoạt động quân sự, đường cất hạ cánh dài 2.400m đảm bảo khai thác tàu bay A320, A321 và tương đương; diện tích sử dụng đất: 311,7ha; tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.700 tỷ đồng. Cảng hàng không Quảng Trị nằm phía Bắc thành phố Đông Hà khoảng 7km và nằm phía Đông Quốc lộ 1.

Khi hoàn thành, dự án Cảng hàng không Quảng Trị sẽ có ý nghĩa rất lớn và quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thúc đẩy phát triển du lịch (ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh), khai thác tiềm năng lợi thế một tỉnh ven biển có chiều dài bờ biển 75km, có Khu kinh tế Đông Nam, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Quảng Trị; đặc biệt là du lịch tâm linh; đảm bảo an ninh quốc phòng của khu vực và cả nước; tạo thuận lợi trong việc xúc tiến và kêu gọi đầu tư.

 Đặc biệt hơn Cảng hàng không Quảng Trị nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), là điểm cực đông của đường xuyên Á, kết nối lưu thông hàng hóa lớn qua các nước Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma. Có cảng biển, đường sắt, đường bộ đi qua, dự án sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển khu vực miền trung.

Bên cạnh đó việc quy hoạch, đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị được sự quan tâm, ủng hộ của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đồng thời, Đảng bộ và chính quyền, nhân dân tỉnh Quảng Trị xác định ưu tiên và hoàn thành đưa vào khai thác trong giai đoạn 2021 - 2025, trước 2030 đảm bảo phù hợp với quy hoạch.

UBND tỉnh Quảng Trị sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở GTVT và các đơn vị liên quan tích cực làm việc với Tư vấn ADCC, Cục HKVN và Bộ GTVT nhằm sớm thẩm định, phê duyệt Hồ sơ quy hoạch chi tiết Cảng hàng không Quảng Trị để triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng theo quy định.

Song song với việc hoàn thiện phê duyệt quy hoạch chi tiết; Lãnh đạo UBND tỉnh, Sở GTVT đã chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn, kêu gọi nhà đầu tư. Thời gian vừa qua có rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến việc xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị theo hình thức PPP; tháng 12/2019, Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã làm việc với Công ty CP hàng không Vietjet tại TP. Hồ Chí Minh để kêu gọi đầu tư xây dựng, khai thác Cảng hàng không Quảng Trị. Bên cạnh đó, nhằm sớm triển khai xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị, trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, tỉnh cũng đã xây dựng, triển khai nhiều phương án để có vốn mồi ban đầu trong việc đầu tư xây dựng dự án.

Theo tìm hiểu, khoảng cách từ TP. Đông Hà tỉnh Quảng Trị vào sân bay Phú Bài (Thừa thiên Huế) là khoảng 100km. Lượng khách từ Quảng Trị vào sân bay Phú Bài rất lớn, nhu cầu đi lại của người dân, du khách trong và ngoài nước đến với Quảng Trị thăm các địa danh lịch sử, danh lam thắng cảnh, đầu tư công nghiệp bằng đường hàng không ngày càng tăng cao. Với những lợi thế lớn như đã nêu trên, cần sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát từ các cơ quan TW để địa phương sớm xây dựng, khai thác dự án Cảng hàng không Quảng Trị (Sân bay Quảng Trị) để tạo “cú hích” cho sự phát triển kinh tế địa phương và cả khu vực.

(Nguồn: Báo điện tử Tầm nhìn)

TAGS

Khởi sắc từ Khe Sanh về Cửa Việt. Bài 2: Phát huy thế mạnh kinh tế để vươn ra “biển lớn”

Nhơn Bốn |

Sau khi lập lại tỉnh Quảng Trị, các địa phương trong tỉnh đã bắt tay vào kiến thiết xây dựng lại quê hương. Từ huyện miền núi Hướng Hóa về miền biển Gio Linh, mỗi địa phương đều đã phát huy thế mạnh của mình, góp phần xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp, văn minh. Nếu như huyện Hướng Hóa có thế mạnh phát triển điện gió, Đakrông có thủy điện, Cam Lộ là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh thì thành phố Đông Hà là trung tâm chính trị, văn hóa, thương mại, dịch vụ lớn nhất của tỉnh và phía Đông huyện Gio Linh đã mở ra hướng phát triển kinh tế với nhiều tiềm năng, kỳ vọng...

Triệu Phong tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng nhiễm mặn

Võ Thái Hòa |

Tình hình biến đổi khí hậu đã tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp ở các xã ven biển. Tình trạng mặn xâm nhập ngày càng gia tăng cả diện tích lẫn mức độ. Do đó cùng với biện pháp công trình giúp ngăn mặn, giữ ngọt thì các biện pháp phi công trình được coi là bền vững để thích ứng với biến đổi khí hậu, đó là chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích nghi với tình hình mới.

Nông dân phấn khởi vì hồ tiêu được mùa, được giá

Trần Tuyền |

Sau một thời gian dài hồ tiêu rớt giá sâu thì từ năm 2019 đến nay giá tiêu bắt đầu tăng trở lại và đặc biệt năm nay cây hồ tiêu được mùa nên nông dân trên địa bàn tỉnh đang rất phấn khởi, tập trung chăm sóc vườn tiêu.

Báo chí Quảng Trị vì sự đổi mới của quê hương

Bá Thuần |

Trong những năm qua, báo chí Quảng Trị luôn bám sát tôn chỉ mục đích và nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Đặc biệt thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức tuyên truyền, phản ảnh sinh động mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, khẳng định được vai trò và có những đóng góp to lớn vào sự đổi mới của quê hương.