Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Thanh Trúc |

Ngày 19/10/2021, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị trực tuyến tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (gọi tắt là Nghị quyết 13) và 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 trong lĩnh vực nông nghiệp. 

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Mặc dù các HTX hiện chưa có đóng góp GDP nhiều cho nền kinh tế, cho các địa phương, nhưng HTX lại là nền tảng để thực hiện liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng nông thôn mới sẽ không thể thành công nếu thiếu sự tham gia đóng góp của HTX. Phát triển kinh tế tập thể (KTTT) cần chú trọng thúc đẩy hơn nữa tư duy hợp tác trong sản xuất nông nghiệp của nông dân, xây dựng tinh thần hợp tác trong cộng đồng để nâng cao giá trị sản xuất.

Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Đông Thanh (Đông Hà) phát huy thế mạnh trồng rau chuyên canh - Ảnh: T.T
Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Đông Thanh (Đông Hà) phát huy thế mạnh trồng rau chuyên canh - Ảnh: T.T

Ra đời cách đây 10 năm, 20 năm, nhưng Nghị quyết số 13 và Luật HTX 2012 đã đánh giá đúng tình hình, chỉ ra được yêu cầu, định hướng xây dựng mô hình HTX trong kinh tế thị trường và những nhiệm vụ trọng tâm nhất trong xây dựng phát triển KTTT, HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 13, ước tính đến 31/12/2021, cả nước có khoảng 18.327 HTX nông nghiệp và 79 liên hiệp HTX nông nghiệp. Như vậy, số lượng HTX nông nghiệp tăng 12.569 HTX, có 2.200 HTX ứng dụng công nghệ cao.

Năm 2020, doanh thu của các HTX đạt bình quân 2,44 tỉ đồng/năm, thu nhập bình quân của người lao động thường xuyên đạt 40,5 triệu đồng/năm, gấp 9,1 lần so với năm 2001. Kết quả việc triển khai Nghị quyết 13 đã làm chuyển đổi nhận thức về vai trò, vị trí và tính cấp thiết của việc phát triển HTX trong nông nghiệp, mô hình HTX kiểu mới trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Xây dựng được môi trường thể chế, hệ thống các cơ chế, chính sách phù hợp và đặc thù trong nông nghiệp.

Tại Quảng Trị, sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết 13 và 10 năm triển khai Luật HTX 2012, lĩnh vực KTTT, HTX đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay toàn tỉnh có 290 HTX nông nghiệp và 1 liên hiệp HTX nông nghiệp với hơn 71.500 thành viên, chia làm 2 nhóm chủ yếu gồm nhóm HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp và nhóm HTX chuyên ngành. Doanh thu bình quân 1,2 tỉ đồng/HTX, lợi nhuận bình quân 120 triệu đồng/năm/HTX.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết còn chậm. Số lượng HTX thành lập mới tăng mạnh, nhưng số HTX hoạt động có hiệu quả còn thấp, thiếu tính bền vững, quy mô thành viên và doanh thu của các HTX  nông nghiệp còn nhỏ bé. Các dịch vụ sơ chế, chế biến, bảo quản, số lượng các HTX có khả năng liên kết hiệu quả với doanh nghiệp, chế biến và tiêu thụ nông sản cho thành viên HTX và nông dân cững chưa nhiều, mới chỉ đạt khoảng  24% tổng số HTX…

Tham gia ý kiến tại hội nghị, nhiều đại biểu đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT kiến nghị Chính phủ cần tập trung hơn nữa cho lĩnh vực KTTT, HTX ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, nơi mà KTTT, HTX thực sự cần thiết và phù hợp với quy mô, yêu cầu và quy luật khách quan của phát triển. Trong tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới những năm tới, cần khẳng định yêu cầu tổ chức lại sản xuất quan trọng hơn là phát triển lực lượng sản xuất. Cần phát triển đa dạng các mô hình HTX nông nghiệp phù hợp với tính đặc thù, điều kiện của địa phương, trình độ phát triển và nhu cầu của hộ nông dân.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Bài 1: Những bước đi đầu tiên

Thục Quyên - Thanh Trúc |

Phát huy tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, ngành nông nghiệp, các địa phương và nông dân trong tỉnh đã tăng cường ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp. Qua đó, góp phần làm thay đổi phương thức sản xuất, giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất, chất lượng và nâng tầm giá trị sản phẩm.

Lựa chọn HTX nông nghiệp đủ điều kiện để chuyển đổi số

Lâm Thanh |

Năm 2021, Quảng Trị là một trong ba tỉnh được Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam và Tổ chức Oxfarm tại Việt Nam lựa chọn thí điểm thực hiện chuyển đổi số HTX nông nghiệp. Đây là cơ hội để nâng tầm mô hình kinh tế tập thể của tỉnh, tuy nhiên thực trạng phát triển của các HTX hiện nay đặt ra không ít thách thức trong quá trình triển khai thực hiện.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn

Đan Tâm |

Để đẩy mạnh tiến trình cơ cấu lại nông nghiệp gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là nhu cầu cấp thiết hiện nay.

Kinh tế xanh và chuyển đổi số sẽ thúc đẩy nông nghiệp Quảng Trị phát triển nhanh, bền vững

Minh Trí |

Nền nông nghiệp Quảng Trị từ chỗ thiếu đói đến nay đã đảm bảo an ninh lương thực, nhiều sản phẩm dư thừa phục vụ xuất khẩu, đời sống người dân và bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.