Theo đề án, TP. Huế trong tương lai sẽ rộng gấp gần 4 lần hiện ờngtại. Ngoài ra, sau khi sắp xếp, sáp nhập toàn TP. Huế có 36 xã, phư (29 phường và 7 xã).
Ngày 24.4, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, tại TP. Huế, Ủy ban Pháp luật Quốc hội tiến hành phiên họp toàn thể lần thứ 35 nhằm thẩm tra đề án của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng TP. Huế và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố này.
Theo đề án, phạm vi mở rộng đô thị Huế bao gồm TP. Huế hiện hữu (70,67 km2) và khu vực định hướng phát triển, mở rộng đô thị thuộc phạm vi các thị xã: Hương Thủy, Hương Trà và một phần huyện Phú Vang; diện tích khoảng 266,06 km2.
Như vậy, TP. Huế trong tương lai sẽ rộng gấp gần 4 lần hiện tại. Ngoài ra, sau khi sắp xếp, sáp nhập toàn TP. Huế có 36 xã, phường (29 phường và 7 xã).
Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội tập trung thảo luận, phân tích, đánh giá về: Tiêu chuẩn về quy mô dân số; Tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên; Tiêu chuẩn về đơn vị hành chính trực thuộc; Tiêu chuẩn về loại đô thị; Tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội sau khi mở rộng địa giới hành chính và thành lập sắp xếp, thành lập các phường thuộc TP. Huế.
Các thành viên Ủy ban Pháp luật tán thành với phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc TP. Huế như đã nêu ở tờ trình; cơ bản tán thành với phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo đề án. Đồng thời, đồng tình, ủng hộ với sự cần thiết của đề án, mong muốn đề án sớm được thông qua và lưu ý một số vấn đề nhằm hoàn thiện đề án có tính khả thi cao.
Phát biểu kết luận tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội ông Hoàng Thanh Tùng cho rằng, các ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật phát biểu đều nhất trí cao với sự cần thiết điều chỉnh địa giới để mở rộng TP. Huế và sắp xếp, thành lập các phường thuộc TP. Huế.
Việc thông qua đề án này là một bước quan trong trọng tiến trình cụ thể hóa xây dựng phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị; trong đó đề ra mục tiêu đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đề nghị các cơ quan Trung ương, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp thu các ý kiến đóng góp, giải trình, bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ đề án, đảm bảo đủ điều kiện, cơ sở pháp lý báo cáo đề án lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian sớm nhất.
(Nguồn: Báo Lao Động)