Từng bước nâng tầm giá trị nông sản Quảng Trị qua nền tảng thương mại số

Đan Tâm |

Với 53 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đến năm 2020, trong đó có 7 sản phẩm 4 sao và 46 sản phẩm 3 sao, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” của tỉnh Quảng Trị sau 3 năm triển khai đã đạt được kết quả nổi bật.

Sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Trị đã tạo được chỗ đứng trên thị trường trong, ngoài tỉnh và tham gia xuất khẩu đem đến sự hài lòng cho người tiêu dùng.

Hiện nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh xây dựng được thương hiệu và xuất khẩu mang lại giá trị gia tăng cao như: Gạo hữu cơ Quảng Trị, cà phê Khe Sanh, tinh bột sắn, tiêu Cùa, tiêu Vĩnh Linh, dược liệu, tôm, gỗ nguyên liệu rừng trồng... Ngoài kênh tiêu thụ truyền thống, nhiều sản phẩm đặc sản, đặc trưng của tỉnh đã được đưa lên sàn thương mại điện tử và bước đầu tiêu thụ khá tốt.

Gạo sạch Triệu Phong đã có mặt tại các siêu thị và được người tiêu dùng quan tâm -Ảnh: Đ.T
Gạo sạch Triệu Phong đã có mặt tại các siêu thị và được người tiêu dùng quan tâm -Ảnh: Đ.T
Từ năm 2018, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) đã thành lập trang thương mại điện tử (TMĐT) PostMart.vn và Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã thành lập trang TMĐT VoSo.vn. Thời gian qua, các doanh nghiệp trong tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan và các cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD) đưa sản phẩm lên sàn TMĐT. Kết quả sàn PostMart.vn đã đưa lên sàn 264 sản phẩm (bao gồm các sản phẩm nông sản, đặc sản, lương thực, thực phẩm…).

53 sản phẩm OCOP tại 9 huyện, thị xã, thành phố (trong đó có 7 sản phẩm 4 sao, 46 sản phẩm 3 sao). Có 580 hộ sản xuất nông nghiệp với 36 chủ thể OCOP, trong đó có 7 hợp tác xã, 12 doanh nghiệp và 17 hộ sản xuất, kinh doanh tham gia sàn. Mục tiêu vào cuối năm 2021 sẽ hoàn thành đưa 32.000 hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT, góp phần thúc đẩy kinh tế số khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Đối với sàn VoSo.vn đã đưa lên sàn 320 sản phẩm (bao gồm các sản phẩm nông sản, đặc sản, lương thực, thực phẩm…), 19 sản phẩm OCOP. Có 89 hộ sản xuất nông nghiệp tại 9 huyện, thị xã, thành phố tham gia với sản lượng trung bình tháng từ 150 - 200 đơn hàng. Sản phẩm bán chạy nhất gồm măng chua, măng dầm tỏi ớt, măng khô, muối đậu sả, mỳ sợi mẹ Milk, nước mắm Khiêm Trọng, mắm ruốc, bơ đậu phộng Super Green, trà cà gai leo, cao chè vằng, gạo hữu cơ, gạo sạch, miến, hồ tiêu, rong biển…

Các doanh nghiệp cũng đã đẩy mạnh đưa các sản phẩm lên sàn có nguồn gốc từ thiên nhiên, đảm bảo chất lượng về hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm, ưu tiên sản phẩm sản xuất, trồng trọt theo hướng hữu cơ.

Ngày 15/10/2021, UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 171/KH-UBND về việc hỗ trợ đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh Quảng Trị. Mục đích là hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở SXKD đăng ký tham gia 2 TMĐT gồm PostMart.vn và VoSo. vn để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số, cách thức xây dựng quy trình đóng gói, kết nối, giao nhận và tác nghiệp trên sàn TMĐT cho các cơ sở SXKD thúc đẩy đổi mới phương thức mua và bán trên sàn TMĐT, nền tảng số. Phát triển hạ tầng kinh tế số như nền tảng mã địa chỉ bưu chính (Vpostcode), nền tảng bản đồ số và thanh toán điện tử trên địa bàn tỉnh. Hình thành các cơ sở SXKD số (có gian hàng số, địa chỉ số, tài khoản thanh toán số, truy xuất nguồn gốc số, nhãn hàng số trên các sàn TMĐT), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

Thời gian tới, về phần hỗ trợ đưa các cơ sở SXKD lên sàn TMĐT, tỉnh sẽ tập trung xây dựng gian hàng số cho các cơ sở SXKD tại các xã, phường, thị trấn nhằm thúc đẩy các hình thức giao dịch hiện đại, chuyển đổi phương thức giao dịch truyền thống, hướng đến phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Lựa chọn các cơ sở SXKD đủ điều kiện, có các sản phẩm đạt các chứng chỉ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng như VIETGAP, HACCP, hữu cơ…, các sản phẩm OCOP và có mong muốn chuyển đổi lên sàn TMĐT để tập trung hỗ trợ, xây dựng điển hình nhằm dẫn dắt, lan tỏa hoạt động mua, bán và tiêu thụ sản phẩm nông sản trên sàn TMĐT.

Hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở SXKD xây dựng quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm như VIETGAP, GMP, HACCP, chứng nhận hữu cơ, chứng nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn để sản phẩm nông nghiệp lưu thông trên sàn TMĐT đạt được chất lượng tốt nhất đến với người tiêu dùng. Tổ chức đào tạo, hướng dẫn kỹ năng số, kỹ năng tham gia hoạt động trên môi trường số; cách thức đăng ký tài khoản thanh toán, tài khoản mở gian hàng trên sàn TMĐT và hoạt động tác nghiệp trên sàn TMĐT. Hướng dẫn thực hiện quy trình đóng gói - bảo quản - kết nối - giao nhận để các cơ sở SXKD tác nghiệp trong quá trình kết nối mua bán trên sàn TMĐT.

Về đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tỉnh sẽ hỗ trợ thực hiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp thông qua sàn TMĐT và các kênh phân phối của doanh nghiệp bưu chính sở hữu sàn. Mở rộng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên kênh phân phối mới, hiện đại và bền vững thông qua nền tảng số; mở rộng thị trường trong nước và quốc tế cho các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhanh, góp phần tránh ùn ứ nông sản khi cao điểm thu hoạch, giúp người dân giữ giá nông sản, tránh bị tư thương ép giá. Giúp người tiêu dùng có thể mua sản phẩm một cách thuận tiện, nhanh chóng, kể cả trong bối cảnh hạn chế đi lại do dịch bệnh.

Hỗ trợ gắn sản phẩm với thương hiệu cụ thể của từng cơ sở SXKD, đảm bảo chất lượng sản phẩm nông nghiệp cung cấp đến người tiêu dùng, thông qua sàn TMĐT. Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ đẩy mạnh việc hỗ trợ cung cấp thông tin, nguyên liệu đầu vào phục vụ SXKD, hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế số nông nghiệp, nông thôn; tăng cường công tác truyền thông. Thống nhất thông điệp của chương trình với những nội dung chính: “Nâng tầm giá trị nông sản Việt qua nền tảng thương mại số” để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, nâng cao nhận thức cho người dân, thay đổi tư duy, phương thức, cách thức, quy trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa nhằm đạt mục tiêu gia tăng giá trị, nâng cao năng suất lao động cho nông nghiệp.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Thủ tướng: "Ùn tắc nông sản ở biên giới là câu chuyện muôn thuở"

Thanh Mai |

Thủ tướng yêu cầu ngành nông nghiệp cần phải làm bài bản từ khâu quy hoạch, dự báo thị trường.

Hàng ngàn container nông sản chết đứng ở cửa khẩu, khắp nơi dồn dập giải cứu mít Thái

Thanh Mai |

Mít Thái xuất khẩu bắt đầu đổ về các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang để chờ giải cứu.

Khai thác tiềm năng, nâng tầm nông sản địa phương

Bảo Bình |

Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), trong những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng được nhiều sản phẩm chủ lực có thương hiệu, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao. Đây được xem là giải pháp để khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương, giúp nâng tầm giá trị của các loại nông sản.

Toàn cảnh hàng ngàn xe tải chở nông sản đang mắc kẹt tại cửa khẩu Lạng Sơn

Minh Khanh |

Hàng nghìn tấn nông sản đang ùn ứ tại cửa khẩu Lạng Sơn hơn 2 tuần. Nếu tình trạng thông quan tiếp tục bị đình trệ, nhiều trái cây sẽ hư hỏng.