Xúc tiến thương mại và chuyển đổi số sản phẩm OCOP

Khánh Linh |

Chuyển đổi số, thương mại điện tử là xu hướng chung cho các loại hàng hóa và sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) không nằm ngoài xu hướng đó. Thúc đẩy chuyển đổi số cho sản phẩm OCOP, Sở NN&PTNT Hà Nội đã và đang hỗ trợ các chủ thể ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất và kinh doanh.

 

Phát triển sản phẩm đi đôi với phát triển thị trường

Hơn 3 năm qua, Chương trình OCOP đã được triển khai đồng bộ, lan tỏa, rộng khắp ở tất cả các địa phương. Chương trình OCOP đã khơi dậy tiềm năng về đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng miền để hình thành các sản phẩm OCOP đa giá trị, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Đến nay, Hà Nội đã có 1.649 sản phẩm OCOP được công nhận. Trong đó, ngành thực phẩm có 1.071 sản phẩm, đồ uống có 35 sản phẩm, thảo dược có 17 sản phẩm, thủ công mỹ nghệ có 492 sản phẩm, vải và may mặc có 34 sản phẩm.

Một chương trình livestream xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của Hà Nội thực hiện trên nền tảng TikTok.
Một chương trình livestream xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của Hà Nội thực hiện trên nền tảng TikTok.

Theo kế hoạch, năm 2022, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đăng ký đánh giá, phân hạng 488 sản phẩm. Đến nay, Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện và thành phố đã tiến hành đánh giá được 78 sản phẩm của các huyện: Quốc Oai, Bắc Từ Liêm, Hoàn Kiếm, Ba Vì…

Song song với việc phát triển sản phẩm, thành phố đã tổ chức nhiều hội chợ, tuần hàng, phát triển kênh phân phối trên sàn thương mại điện tử, livestream để các chủ thể tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, các chủ thể OCOP cũng đã chủ động, tích cực áp dụng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, chế biến, quảng bá sản phẩm, cụ thể như hệ thống truy xuất nguồn gốc gắn với mã QR; giới thiệu sản phẩm thông qua mạng xã hội… Hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại áp dụng chuyển đổi số đặc biệt được đẩy mạnh trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Tập huấn và hỗ trợ xúc tiến thương mại miễn phí

Theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí, đa số chủ thể tham gia Chương trình OCOP ở Hà Nội là các hợp tác xã, hộ nông dân nên còn nhiều hạn chế khi tiếp cận với các nền tảng số. Do vậy, thành phố tiếp tục triển khai nhiều hoạt động thiết thực để hỗ trợ các chủ thể OCOP, các đơn vị sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền tiếp cận kỹ năng bán hàng trên nền tảng công nghệ thông tin; trao đổi chéo sản phẩm với nhau; kết nối tiêu thụ, xúc tiến thương mại sản phẩm với các hệ thống phân phối và người tiêu dùng Thủ đô cũng như các tỉnh, thành phố.

Cụ thể, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn và hỗ trợ xúc tiến thương mại miễn phí cho các chủ thể OCOP trên nền tảng TikTok. Tham gia lớp tập huấn theo hình thức trực tiếp có 50 chủ thể OCOP về nông sản thực phẩm an toàn và hàng trăm chủ thể khác theo hình thức trực tuyến tại đầu cầu các quận, huyện, thị xã. Ông Nguyễn Lâm Thanh, đại diện TikTok Việt Nam cho biết, sản phẩm OCOP của Hà Nội phù hợp để quảng bá, giới thiệu trên nền tảng TikTok; đồng thời cũng tin tưởng, với các giải pháp sáng tạo, TikTok sẽ cùng Hà Nội xây dựng nền tảng số vững chắc cho Chương trình OCOP, bắt đầu từ việc nâng cao kiến thức và kỹ năng số cho các cá nhân, tổ chức thông qua lớp tập huấn.

Tại khóa tập huấn, các chủ thể OCOP của Hà Nội đã được tiếp cận các giải pháp xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP trên nền tảng số; phương thức xây dựng kênh và sáng tạo nội dung trên TikTok, đặc biệt là bộ giải pháp sáng tạo TikTok Shop. Cùng với đó là những kiến thức về giải pháp TikTok Live; phương án vận hành, hoàn thiện đơn hàng trong thực tiễn ứng dụng TikTok...

Tham gia lớp tập huấn, bà Trịnh Kim Thư - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Trà xạ đen MD Queens (là chủ thể có sản phẩm được chứng nhận OCOP) cho biết, đã có thêm kiến thức, kỹ năng để giúp công ty có thêm kênh quảng bá, xúc tiến thương mại. Cùng với đó là khả năng ứng dụng công nghệ và các giải pháp thương mại điện tử, tiếp thị sáng tạo vào quá trình tiêu thụ sản phẩm trà xạ đen của doanh nghiệp.

Cùng với các lớp tập huấn, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội đã tổ chức chương trình livestream xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền trên TikTok Việt Nam. Đến nay, trang OCOP Hà Nội trên TikTok đã có hơn 65 triệu người theo dõi.

Mặt khác, Hà Nội đã phối hợp cùng Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam (Vinanutrifood) và Hệ thống chuỗi siêu thị Nutri Mart để nâng cao năng lực số và chung tay quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng thời, đào tạo, tập huấn miễn phí cho các chủ thể OCOP Hà Nội nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên nền tảng số và chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, kinh doanh..., qua đó góp phần tạo thêm nhiều kênh tiếp cận với người tiêu dùng, giúp các chủ thể OCOP chủ động “đầu ra” của sản phẩm, xây dựng chuỗi giá trị bền vững cho sản phẩm OCOP Hà Nội.

(Nguồn: Ngày Nay)

Quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung cho sản phẩm OCOP

Bảo Bình |

Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, nhiều địa phương, doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) đã chú trọng phát triển các vùng nguyên liệu gắn với các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao mang đặc trưng, lợi thế, thương hiệu của từng địa phương, góp phần mở ra cơ hội liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.

Chương trình OCOP và phát triển du lịch nông thôn - thúc đẩy xây dựng nông thôn mới thực chất hơn

Thanh Trúc |

Ngày 9/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP) và Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì tại điểm cầu Quảng Trị.

Phát triển sản phẩm OCOP trong hợp tác xã

Thanh Trúc |

Không chỉ đẩy mạnh liên kết sản xuất, những năm qua, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã chủ động, tích cực tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như tạo động lực cho các HTX phát triển. Tuy nhiên, đối chiếu những sản phẩm OCOP hiện có, chủ thể là tổ hợp tác (THT) hoặc HTX còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh.

Tạo sức bật mới cho sản phẩm OCOP

Lê An |

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng theo đánh giá, việc phát triển dược liệu và sản phẩm từ chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) có nguồn gốc từ dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, miền.