10 sự thật về nước và tình trạng thiếu nước trên toàn cầu

Khánh Ly |

Từ nay đến năm 2050, hơn 50% dân số toàn cầu được dự đoán sẽ đối mặt với tình trạng căng thẳng về nguồn nước.

Báo cáo phát triển nước thế giới năm 2021 cho rằng nhiều người lãng phí nước vì họ thường chỉ nghĩ đến giá trị của nó về mặt tiền tệ, mà không tính đến giá trị thật sự của nước, vốn còn bao gồm cả những lợi ích về sức khỏe và văn hóa khó có thể đo lường được.

Dưới đây là 10 sự thật về nước và cách mà các cộng đồng dễ bị tổn thương đang “vật lộn” để được tiếp cận nguồn nước sạch, trong bối cảnh nhu cầu đang gia tăng và tình trạng Trái Đất ấm lên đang kéo theo nguy cơ thiếu hụt nước sạch.

Trẻ em lấy nước tại Hajjah, Yemen. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Trẻ em lấy nước tại Hajjah, Yemen. (Nguồn: AFP/TTXVN)

1. Cứ 10 người trên toàn thế giới thì có bốn người không có đủ nước uống an toàn.

Từ nay đến năm 2050, hơn 50% dân số toàn cầu được dự đoán sẽ đối mặt với tình trạng căng thẳng về nguồn nước, xuất phát khi nhu cầu vượt nguồn tài nguyên nước sẵn có.

2. Hơn 2 tỷ người đang sống ở các quốc gia bị căng thẳng về nguồn nước, và ước tính có 4 tỷ người đang sống ở những nơi bị khan hiếm nước trầm trọng trong ít nhất là một tháng mỗi năm.

3. Cứ 5 trẻ em trên toàn thế giới thì có 1 trẻ em không có đủ nước để giải quyết những nhu cầu hàng ngày, và trẻ em ở hơn 80 quốc gia đang sống ở những nơi có nguy cơ cao về nước, có nghĩa là phụ thuộc vào nước bề mặt, các nguồn nước chưa được xử lý hay phải mất hơn 30 phút mới tiếp cận được nguồn nước.

4. Đông và Nam châu Phi có tỷ lệ trẻ em sống ở những nơi như vậy cao nhất, trong đó 58% gặp khó khăn trong việc tiếp cận đủ nước mỗi ngày.

5. 3 tỷ người, hay cứ 5 người trên toàn thế giới thì có hai người, không có điều kiện rửa tay với nước và xà phòng ở nhà, trong đó có gần 3/4 số người sống ở những quốc gia nghèo nhất.

6. Việc cung cấp nước uống an toàn và vệ sinh ở 140 quốc gia có thu nhập trung bình và thấp sẽ tốn 114 tỷ USD/năm, trong khi nhiều lợi ích về kinh tế xã hội của nước lại khó định giá.

7. Lượng nước sạch được sử dụng trên toàn cầu đã tăng gấp sáu lần trong 100 năm qua và đang tiếp tục tăng với tốc độ khoảng 1%/năm kể từ những năm 1980.

8. Nông nghiệp chiếm gần 70% nguồn nước sạch trên toàn cầu, chủ yếu để phục vụ hoạt động tưới tiêu, chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản. Tỷ lệ này có thể lên đến 95% ở nhiều nước đang phát triển.

9. Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi các hình thái mưa, giảm lượng nước sẵn có , và làm trầm trọng hơn thiệt hại mà lũ lụt và hạn hán gây ra trên toàn thế giới.

10. Sự tan băng đang gây ra nhiều hậu quả hơn, như lũ quét trong ngắn hạn, đồng thời có nguy cơ làm giảm nguồn nước cho hàng trăm triệu người trong tương lai.

(Nguồn: TTXVN)

TAGS

Những công dụng làm đẹp từ nước vo gạo mà bạn nên biết

Bạch Cúc |

Hầu hết khi vo gạo chúng ta sẽ bỏ đi phần nước sau khi đã vo. Tuy nhiên, nước vo gạo lại đem đến nhiều công dụng tuyệt vời mà không phải ai cũng biết, đặc biệt là trong làm đẹp.

Quy trình bầu Chủ tịch Nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội như thế nào?

Bằng Linh |

Kỳ họp 11 Quốc hội khoá XIV (khai mạc sáng 24.3 và bế mạc ngày 8.4) sẽ tiến hành bầu các chức danh Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội. Quy trình bầu các chức danh này như thế nào?

Hàng nghìn hộ ở miền núi Quảng Trị chưa được sử dụng nước sạch

Nguyên Lý |

Hai huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị đang có hàng nghìn hộ chưa được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch do thiếu các công trình cấp nước.

Thực hư tác dụng của máy lọc nước ion kiềm?

Minh Ánh |

Bên cạnh các loại máy lọc nước RO, Nano đã trở nên quá quen thuộc với người dùng thì dòng máy lọc nước ion kiềm mới xuất hiện thu hút sự quan tâm bởi những tính năng vượt trội. Tuy nhiên thực hư tác dụng tích cực hay tiêu cực của dòng máy này vẫn còn khiến nhiều người hoang mang.