"8.3 cũng như bao ngày bình thường khác"

Lương Hạnh |

“Ngày 8.3 cũng giống như bao ngày bình thường khác thôi”, là câu nói mà đa phần phụ làm nghề lao động tự do như: chạy xe ôm, bán đồ ăn vặt, công nhân vệ sinh môi trường,... trả lời phóng viên khi được hỏi về ngày tôn vinh một nửa thế giới.

Chúng tôi gặp Phạm Hồng Ngọc (SN 2002, quê tại Hòa Bình) đang đứng bán bánh sắn nướng dọc đường Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội). Ngọc cho biết vì gia cảnh khó khăn, là chị cả trong gia đình có 4 anh em, dưới em còn 3 em nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn nên Ngọc quyết định nghỉ học phụ giúp bố mẹ nuôi các em. Cách đó không xa, bố của Ngọc cũng đang nhanh nhẹn đảo đều tay bánh cho khách.

Ngọc đang nghĩ về chuyện mua tặng mẹ một bông hồng và những lời chúc. Còn em thì “thế nào cũng được“. Ảnh: Lương Hạnh.
Ngọc đang nghĩ về chuyện mua tặng mẹ một bông hồng và những lời chúc. Còn em thì “thế nào cũng được“. Ảnh: Lương Hạnh.

Ngọc cũng chia sẻ thêm, em đã làm rất nhiều công việc kể khi nghỉ học từ cấp 2. “Mùa đông em bán ngô khoai nướng, bánh sắn, còn mùa hè bán kem. Thời tiết bắt đầu ấm dần, khách không ăn loại bánh này nữa, do ảnh hưởng của dịch nên người ta càng ra đường ít hơn. Em bán ở đây được 3 ngày rồi cũng không kiếm được bao nhiêu tiền. Với em thì không có quà cáp gì ngày này đâu, các bạn cùng đi học ngày xưa có chúc thì chúc thôi. Em cũng không dám yêu ai nữa chị ạ”, Ngọc cười gượng.

Từng làm nhân viên y tế tại một trường đại học ở Hà Nội, bà Nguyễn Thị Quỳnh (SN 1956, trú tại Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội), tâm sự đã về hưu được gần 10 năm. Hiện tại, bà đi bán đồ ăn ngay gần nhà để kiếm thêm thu nhập và để không phải phụ thuộc vào con cháu. Bà cũng tâm sự trước kia khi chưa về hưu, bà được nhận quà và những lời chúc từ cơ quan và đồng nghiệp. Cho đến khi nghỉ hưu thì bà “không còn ngày 8.3” như trước nữa.

Để kiếm thêm thu nhập, bà Quỳnh bắt đầu công việc bán đồ ăn nhanh từ 15h đến 22h hàng ngày. Ảnh: Lương Hạnh.
Để kiếm thêm thu nhập, bà Quỳnh bắt đầu công việc bán đồ ăn nhanh từ 15h đến 22h hàng ngày. Ảnh: Lương Hạnh.

Có một ngày 8.3 "chỉnh chu" hơn em Ngọc hay bà Quỳnh, cô Nguyễn Thị Phương (quê Bắc Giang) làm công nhân vệ sinh môi trường khu vực quận Cầu Giấy đã được vài năm nay. Cô Phương chưa giấu nổi cảm xúc vui mừng khi được chồng tặng một chiếc váy nhân ngày 8.3. Khi được hỏi sao chồng cô lại tặng trước ngày lễ, cô Phương bảo vì ngày đó cô phải đi làm. “Mình không làm thì ai làm, đường phố bẩn ra đấy ai dọn”, cô Phương nói.

Ngày 8.3 cũng là ngày bình thường như bao ngày khác với những phụ nữ làm công nhân môi trường như cô Phương. Ảnh: Lương Hạnh.
Ngày 8.3 cũng là ngày bình thường như bao ngày khác với những phụ nữ làm công nhân môi trường như cô Phương. Ảnh: Lương Hạnh.

 Mức lương 6 triệu đồng một tháng chỉ đủ trả tiền trọ và tiền ăn, cô Phương và chồng xuống Hà Nội làm thuê để có tiền trang trải cuộc sống. Chồng cô với công việc là chạy xe ôm, dịch đã khiến thu nhập giảm hẳn.

 
Ngày 8.3 đối với những người lao động tự do từ các tỉnh xa về Hà Nội chỉ là những ngày “có hay không cũng thế“. Ảnh: Lương Hạnh. 

Với nhiều phụ nữ là lao động tự do hoặc hằng ngày vất vả với công việc ngoài đường, ngày để tôn vinh phái đẹp cũng chỉ đơn thuần như một ngày bình thường khác...

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Tỏa sáng phẩm chất người phụ nữ

Trúc Phương |

Chị Nguyễn Thị Kim Ngân (sinh năm 1981), hiện sống tại thôn Trường Trí, xã Hải Thái, huyện Gio Linh (Quảng Trị) là một trong những điển hình về ý chí tự lực vươn lên, làm giàu từ hai bàn tay trắng được nhiều người ngưỡng mộ. Tuy bận rộn với công việc làm ăn là thế nhưng chị vẫn luôn dành thời gian chăm lo cho gia đình, nuôi dạy con cái nên người và đặc biệt tích cực tham gia các hoạt động, phong trào do hội phụ nữ các cấp phát động.

“Gian hàng 0 đồng” ấm lòng phụ nữ nghèo

Nguyễn Trang |

Xây dựng ngay cạnh trụ sở UBND thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) , “Gian hàng 0 đồng” là nơi vừa kịp thời tiếp nhận nhu yếu phẩm, hàng hóa từ mọi nguồn ủng hộ, vừa tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ khó khăn trên địa bàn huyện đến lựa chọn, nhận hàng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hoàn toàn miễn phí.

Phụ nữ Quảng Trị rực rỡ sắc màu “Tuần lễ áo dài” năm 2021

Bình An (thực hiện) |

Hưởng ứng Tuần lễ “Áo dài Việt Nam” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động từ ngày 1-8/3/2021, các cấp Hội LHPN, nữ công nhân, viên chức lao động trong toàn tỉnh đã tích cực hưởng ứng bằng các hoạt động sáng tạo, phù hợp với tình hình phòng chống dịch bệnh, góp phần tôn vinh nét đẹp áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam trong đời sống xã hội. 

Phụ nữ Quảng Trị chung tay xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn

Trúc Phương |

Năm 2020, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị đã hoàn thành các nội dung đã ký cam kết trách nhiệm với BTV Tỉnh uỷ và người đứng đầu Hội LHPN tỉnh. Đó là kết quả sự nỗ lực của Hội LHPN tỉnh nhằm xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho chị em hội viên và góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.