Bảo đảm nước sạch, vệ sinh môi trường trong vùng ngập lũ

Nguyễn Hoài Nam |

Thời tiết trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã bước vào mùa mưa. Với nhiều đợt mưa lớn kéo dài ở khắp các địa phương như hiện nay chắc chắn sẽ gây ra ngập úng, lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi, đe dọa đến sức khỏe của cộng đồng.


Xã Hải Dương, huyện Hải Lăng là “điểm nóng” về mưa lũ, ngập lụt khiến hệ thống sông ngòi, công trình vệ sinh bị phá hủy, rác, xác động vật chết... dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt càng trở nên nghiêm trọng.

Đặc biệt, việc nguồn nước nhiễm bẩn khiến vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng có điều kiện sinh sôi, phát triển, dẫn đến nguy cơ lan truyền nhiều dịch bệnh nguy hiểm như tả, lỵ, thương hàn, đau mắt đỏ, bệnh ngoài da... Vì vậy, ngay từ đầu mùa, địa phương đã chủ động triển khai các hoạt động nhằm bảo đảm nước sạch vệ sinh môi trường cho người dân trong vùng ngập lũ.

Cán bộ y tế hướng dẫn người dân trong vùng ngập lụt xử lý nước sinh hoạt đúng cách -Ảnh: H.N
Cán bộ y tế hướng dẫn người dân trong vùng ngập lụt xử lý nước sinh hoạt đúng cách -Ảnh: H.N

“Mỗi khi có mưa lũ, chúng tôi thường tổ chức vệ sinh, nạo vét, khơi thông cống rãnh tránh bị tắc làm ô nhiễm môi trường cũng như phòng ngừa các dịch bệnh.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn được cán bộ y tế tuyên truyền, hướng dẫn cách pha chế, sử dụng hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để khử trùng nước trước khi sử dụng, thực hiện ăn chín, uống chín... để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân”, chị Nguyễn Thị Thu, xã Hải Dương, Hải Lăng, chia sẻ.

Để chuẩn bị ứng phó với tình hình mưa lũ trong năm 2023, ngành y tế đã chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động xây dựng kế hoạch triển khai, trong đó tập trung tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ y tế và người dân thực hiện các biện pháp chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó với tình trạng mưa lớn, bão lũ; chuẩn bị các vật dụng chứa nước sạch, phương tiện, dụng cụ xử lý môi trường, xử lý nước, đảm bảo vệ sinh cá nhân... theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bố trí nhân lực, đảm bảo dự trữ và cung cấp đủ thuốc, hóa chất, trang thiết bị xử lý nước, xử lý môi trường.

Xây dựng các phương án chuẩn bị xử lý nước, vệ sinh môi trường và quản lý chất thải y tế theo quy định hiện hành. Đặc biệt, khi có bão, lũ xảy ra, các đơn vị tổ chức đoàn kiểm tra, theo dõi nắm bắt tình hình ngập lụt, tình hình vệ sinh môi trường và quản lý chất thải trong các cơ sở y tế trên địa bàn, tăng cường giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt của người dân; chủ động cấp hóa chất xử lý nước, môi trường.

Triển khai thau rửa và khử trùng bể chứa, dụng cụ chứa nước ăn uống, sinh hoạt bằng chế phẩm khử khuẩn đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại các vùng bị ngập lụt. Hướng dẫn cán bộ y tế và người dân triển khai ngay các hoạt động vệ sinh môi trường tại các khu vực bị ngập lụt.

Sau khi có bão, lũ xảy ra, các đơn vị cần hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị y tế cơ sở và người dân thực hiện biện pháp xử lý môi trường; thu gom, xử lý xác súc vật chết, xử lý các giếng khoan, giếng đào, bể nước bị ngập lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đồng thời tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại các khu vực bị ngập sau khi nước rút.

Tăng cường kiểm tra, giám sát vệ sinh chất lượng nước cấp cho ăn uống sinh hoạt từ các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung, đảm bảo nồng độ clo dư theo quy định; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thu gom, xử lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế hoặc trong các khu tránh trú an toàn theo quy định hiện hành.

Bác sĩ Nguyễn Văn Gan, Trưởng Khoa Sức khỏe môi trường - Y tế trường học - Bệnh nghề nghiệp, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị khuyến cáo: “Bên cạnh việc tăng cường các hoạt động nhằm bảo đảm nước sạch vệ sinh môi trường trong vùng ngập lũ của ngành y tế, người dân cần chủ động làm vệ sinh môi trường, bịt miệng giếng, chuẩn bị dụng cụ chứa nước và các hóa chất khử trùng nguồn nước. Người dân cần thực hiện ăn chín, uống chín, trong trường hợp không có điều kiện đun nấu thì nên sử dụng các loại mỳ ăn liền đóng gói, thức ăn đóng hộp, nước uống đóng chai còn nguyên vẹn... Gia súc, gia cầm phải được quản lý chặt chẽ, không thả rông tránh làm ô nhiễm môi trường. Thực hiện phương châm nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đó và làm vệ sinh môi trường, khử khuẩn không để dịch bệnh xảy ra. Đặc biệt, khi có các triệu chứng của bệnh thường gặp trong mùa mưa bão như tả, lỵ, thương hàn, đau mắt đỏ, bệnh ngoài da... thì cần đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám, điều trị kịp thời, tránh lây lan ra cộng đồng”.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Sử dụng hiệu quả nước sạch góp phần bảo đảm an ninh lương thực, dinh dưỡng

PV |

Hưởng ứng Ngày Lương thực Thế giới (16/10), Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển” từ ngày 16-23/10 với chủ đề “Sử dụng và bảo vệ nước sạch đúng cách để cải thiện dinh dưỡng, sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống”.

Cần nâng cấp, sửa chữa, bổ sung các hệ thống cấp nước sạch ở Hướng Hóa

Hiếu Giang |

Địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) hiện có 52 công trình nước sạch nông thôn (tính theo bộ chỉ số điều tra nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn). 

Cài app Tổng cục thuế giả, 9x ở Hà Nội bị mất sạch 240 triệu đồng

Trang Anh |

Sau khi bị lừa cài app của Tổng cục thuế giả, cô gái 9x ở Hà Nội mất sạch 240 triệu đồng.

Bàn giao 124 ha đất sạch bom mìn, vật nổ cho xã Gio Quang

Quang Hiệp |

Trung tâm Hành động bom mìn tỉnh Quảng Trị (QTMAC) vừa tiến hành bàn giao hiện trường rà phá bom mìn, vật nổ cho đại diện lãnh đạo UBND xã Gio Quang, huyện Gio Linh. Tổng diện tích đất sạch bom mìn, vật nổ được bàn giao trong đợt này là 124 ha.