Những quan niệm sai lầm khi cho con ăn dặm làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Bé 5 tháng tuổi đã bị sỏi thận vì sai lầm khi cho con ăn dặm của mẹ
Một bé gái 5 tháng tuổi ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc nhập viện trong tình trạng quáy khóc, suốt 20 giờ liền không thể đi tiểu.
Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện thận của bệnh nhi có chứa nhiều sỏi và chặn niệu quản. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật để gắp sỏi cho bệnh nhân. Tuy nhiên, em bé vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.
Nguyên nhân là do cha mẹ cho con ăn dặm sai cách. Ngay sau khi chào đời 3 ngày, bé đã được cho ăn dặm. Việc này là lý do chính dẫn đến tình trạng sỏi thận nghiêm trọng.
Ảnh minh họa
Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
Tuổi ăn dặm
Sai lầm phổ biến của phụ hunh chính là cho trẻ ăn dặm quá sớm. Tuy nhiên, khi mới sinh, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện và còn rất non nớt. Cho trẻ làm quen với thực phẩm quá sớm sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé và sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ dưới 6 tháng tuổi nên được bú mẹ hoàn toàn.
Từ 6 tháng tuổi trở đi, mẹ mới bắt đầu cho bé tập ăn dặm với nguyên tắc từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ một loại đến nhiều loại thực phẩm khác nhau; từ thức ăn xay mịn đến thức ăn thô để bé thích nghi.
Cho bé ăn không đủ chất
Khi cho con ăn dặm, phụ huynh nên tránh mắc phải những sai lầm dưới đây:
- Cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng... Đây là nhóm thực phẩm cung cấp nhiều protein, chất béo cho cơ thể. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng cho con ăn nhiều mới đủ chất và mau lớn. Tuy nhiên, nó có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, chậm lớn.
- Cho con ăn quá ít rau: Một số phụ huynh không cho con ăn rau hoặc chỉ dùng nước luộc rau củ để nấu cháo bột cho con. Tuy nhiên đó là một sai lầm vô cùng lớn. Rau chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, chất xơ cần thiết cho trẻ. Do đó, ngoài thịt cá, trẻ cần được ăn rau.
- Cho trẻ ăn ít chất béo: Không cho bé ăn hoặc cho bé ăn ít chất béo từ dầu mỡ sẽ gây ra hiện tượng thiếu năng lượng. Chưa kể trẻ sẽ khó hấp thụ các loại vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K.
- Giảm lượng sữa khi trẻ bắt đầu ăn dặm: Đối với trẻ dưới một tuổi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng dưỡng chính, ăn dặm chỉ là bữa phụ. Nếu mẹ cho con ăn quá nhiều và giảm lượng sữa có thể khiến bé bị nôn trớ, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, kém hấp thu...;
(Nguồn: Khoevadep)