Bị viêm màng não do nhiễm liên cầu lợn sau khi ăn nem

Xanh EWEC |

Ngày 17/7, Bệnh viện Trung ương Huế đang điều trị cho nữ bệnh nhân T.T.H. (59 tuổi, trú tại thị xã Hương Trà) với chẩn đoán nhiễm liên cầu lợn.

Trước đó, bệnh nhân có dấu hiệu khởi phát bệnh từ ngày 8/7, với các triệu chứng như sốt cao liên tục, rét run, nhức mỏi toàn cơ thể. Bệnh nhân đến quầy thuốc tây tự mua thuốc uống nhưng không khỏi.

Đến ngày 10/7, bà H. đau đầu liên tục kèm nôn mửa nên được người nhà đưa nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm màng não. Ngày 14/7, kết quả xét nghiệm cấy dịch não tủy cho kết quả bệnh nhân dương tính với liên cầu lợn.

Qua điều tra dịch tễ, bệnh nhân thường đi lại tại TP. Huế cuối ngày mới về nhà. Trước khi khởi bệnh vài ngày, bà H có kể đã ăn nem chua mua ở một quầy hàng tại TP Huế. Do bà H. đi bán vé số cả ngày nên người thân không nắm rõ việc ăn trưa như thế nào. Gia đình bệnh nhân cũng thỉnh thoảng có ăn thịt lợn nên nguồn lây không rõ.

Bà H. đang sống cùng con, gia đình không nuôi lợn và các hộ dân xung quanh cũng không nuôi lợn. Trong 2 tuần qua, khu vực quanh nhà bà H sinh sống không có lợn mắc bệnh, cũng không có người nào mắc bệnh tương tự.

Hiện những người thân trong gia đình và những người xung quanh tiếp xúc với bà H được theo dõi sức khỏe hàng ngày và sức khỏe đang ổn định.
 

Cơ quan y tế cho biết, điều tra các ca bệnh nhiễm liên cầu lợn trên người cho thấy khoảng 70% bệnh nhân mắc liên cầu lợn có ăn tiết canh lợn. Các ca mắc còn lại do ăn nem chạo sống, do tiếp xúc, giết mổ lợn bệnh. Cho đến nay chưa có bằng chứng bệnh liên cầu lợn có thể lây trực tiếp từ người sang người.

Khi nhiễm khuẩn huyết, người bệnh có thể bị nhiễm độc tố rất nặng, biểu hiện như tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, trụy tim mạch, suy hô hấp và có thể tử vong nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Một số trường hợp xuất hiện nhiễm độc đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa (đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có máu).

Người bệnh cũng có thể bị viêm màng não do vi khuẩn liên cầu lợn như sốt cao, co giật, nôn vọt, sợ ánh sáng… Nếu phát hiện sớm có thể cứu chữa được, nếu không thì có thể gây phù não, hôn mê và tử vong.

Để phòng tránh bệnh liên cầu lợn ở người cần lưu ý:

– Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín.

– Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.  

– Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.


(Nguồn: Tổng hợp)

TAGS

Việt Nam có tỷ lệ tử vong bệnh ung thư cao nhất khu vực

Thanh Mai |

Theo báo cáo, tỷ lệ tử vong trên số ca mắc ung thư tại Việt Nam trên 70%, cao nhất trong khu vực.

Sân cỏ Quảng Trị rộn ràng trước sự trở lại của Huda Cup 2020

PV |

Đến hẹn lại lên, tháng 7 này chào đón giải bóng đá Huda Cup 2020 khởi tranh trên Sân vận động tỉnh Quảng Trị. Huda Cup 2020 hứa hẹn sẽ đem lại cho người hâm mộ những trận cầu mãn nhãn cùng nhiều hoạt động bên lề thú vị, tiếp tục cống hiến cho sự phát triển của bóng đá phong trào tại tỉnh nhà.

Phòng tránh nguy cơ đuối nước ở trẻ em trong mùa hè

Bích Nga |

Tai nạn đuối nước ở trẻ em đã trở thành nỗi lo đối với gia đình xã hội mỗi khi hè đến. Liên tiếp những vụ đuối nước xảy ra trên địa bàn cả nước trong thời gian vừa qua khiến cho nỗi lo ấy càng trở nên hiện hữu. Quảng Trị là địa phương có bờ biển trải dài với nhiều bãi tắm, sông ngòi, ao hồ và nhiều vùng nước sâu nguy hiểm luôn tiềm ẩn nguy cơ đuối nước ở trẻ em. Do đó, vấn đề phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Bệnh bạch hầu gây biến chứng khôn lường

Thục San |

Biến chứng bệnh bạch hầu dễ gây suy hô hấp và tuần hoàn, liệt khẩu làm thay đổi giọng nói, sặc và khó nuốt khi ăn uống, lú lẫn. Nặng thì hôn mê, sau đó tử vong.