Bệnh bạch hầu gây biến chứng khôn lường

Thục San |

Biến chứng bệnh bạch hầu dễ gây suy hô hấp và tuần hoàn, liệt khẩu làm thay đổi giọng nói, sặc và khó nuốt khi ăn uống, lú lẫn. Nặng thì hôn mê, sau đó tử vong.

Theo TS, BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có đặc điểm lâm sàng là màng giả xuất hiện ở chỗ nhiễm trùng.

 

Bất cứ đối tượng nào tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể bị bệnh bạch hầu. Thông thường, trẻ từ một đến 10 tuổi bị nhiều nhất là do kháng thể từ người mẹ truyền sang không còn. 

Biểu hiện lâm sàng của bệnh bạch hầu tuỳ thuộc vào biểu hiện nhiễm trùng tại chỗ, tình trạng miễn dịch của bệnh nhân, và mức độ lan tràn độc tố trong máu. Tùy thuộc vào vị trí vi khuẩn gây bệnh, bệnh bạch hầu sẽ có các biểu hiện khác nhau.

Theo đó, bạch hầu mũi trước sẽ có biểu hiện sổ mũi, chảy mũi ra chất mủ nhầy đôi khi có lẫn máu. Khi khám có thể thấy màng trắng ở vách ngăn mũi. Thể bệnh này thường nhẹ do độc tố vi khuẩn ít thâm nhập vào máu.

Bạch hầu họng và amidan sẽ có biểu hiện mệt mỏi, đau cổ họng, chán ăn, sốt nhẹ. Sau 2-3 ngày sẽ xuất hiện một đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc vào amiđan hoặc có thể lan rộng bao phủ cả vùng hầu họng. Thường thể bệnh này các độc tố ngấm vào máu nhiều và có thể gây tình trạng nhiễm độc toàn thân. Một số bệnh nhân có thể sưng nề vùng dưới hàm và sưng các hạch vùng cổ làm cổ bạnh ra như cổ bò. Trường hợp nhiễm độc nặng, bệnh nhân sẽ phờ phạc, xanh tái, mạch nhanh, đờ đẫn, hôn mê. Nếu không được điều trị tích cực có thể tử vong trong vòng 6-10 ngày.

Còn bạch hầu thanh quản sẽ có biểu hiện sốt, khàn giọng, ho ông ổng. Khi khám, bác sĩ có thể thấy các giả mạc tại ngay thanh quản hoặc từ hầu họng lan xuống. Nếu không được xử trí kịp thời, các giả mạc này có thể gây tắc đường thở làm bệnh nhân suy hô hấp, nguy cơ tử vong nhanh chóng. Đây là thể bệnh tiến triển nhanh và rất nguy hiểm.

Bệnh bạch hầu là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc. Các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Vi khuẩn từ các mảng trắng có thể tiết ra nội độc tố, dễ gây suy hô hấp và tuần hoàn, liệt khẩu làm thay đổi giọng nói, sặc và khó nuốt khi ăn uống, lú lẫn. Nặng thì hôn mê, sau đó tử vong.

Một số trường hợp biến chứng viêm cơ tim. Viêm cơ tim có thể xảy ra ở cả hai trường hợp bạch hầu nặng và nhẹ, nhất là khi có tổn thương tại chỗ lan rộng và khi có sự trì hoãn trong chỉ định kháng độc tố.Tỷ lệ viêm cơ tim là 10% – 25%. Tỷ lệ tử vong do viêm cơ tim là 50% – 60%. 

“Viêm cơ tim có thể xuất hiện rất sớm vào những ngày đầu tiên của bệnh hoặc trễ hơn vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 với những biểu hiện loạn nhịp tim, rung nhĩ, ngoại tâm thu, nhịp nhanh thất, rung thất, phân ly nhĩ thất… Đây là một biến chứng trầm trọng đòi hỏi sự chăm sóc theo dõi chặt chẽ, tỉ mỉ và điều trị tích cực. Thông thường tiên lượng là xấu”, BS Lâm nói. 

Ngoài ra còn có biến chứng thần kinh thường xuất hiện sau một thời gian muộn hơn. Bệnh nhân có thể liệt khẩu cả hai bên và thường liệt vận động, liệt phần mềm của lưỡi gà tuần thứ 3, liệt cơ vận nhãn thường xuất hiện tuần thứ 5. Viêm dây thần kinh cơ hoành, gây liệt cơ hoành thường ở tuần thứ 5 đến tuần thứ 7. Liệt các chi hoàn toàn nhưng hiếm gặp. Hầu hết các biến chứng thần kinh sẽ phục hồi hoàn toàn trong nhiều tuần đến nhiều tháng.

(Nguồn: Ngày nay)

TAGS

Chú trọng phòng cháy, chữa cháy rừng

Lê An |

Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao làm cho thảm thực vật ở các khu rừng khô nỏ và dễ cháy. Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp mà trực tiếp là Chi cục Kiểm lâm đã cùng với các địa phương đề ra nhiều giải pháp nhằm chủ động trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (BVR & PCCCR) trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức Tầm nhìn Thế giới xây nhà cho người nghèo ở Hướng Lập

Phan Vĩnh |

Ngày 16/7/2020, Tổ chức World Vision (Tầm nhìn Thế giới), phối hợp với Đồn Biên phòng Hướng Lập- Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Trị, UBND xã Hướng Lập (Hướng Hoá) đã tổ chức Lễ khởi công xây nhà cho hộ gia đình có trẻ tàn tật và đặc biệt khó khăn cho bà Hồ Thị Khăm.

Cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại giếng cổ Gio An

Hồng Nhung - Quách Long |

Những năm qua, hệ thống giếng cổ tại xã Gio An, huyện Gio Linh đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút hàng trăm lượt du khách đến tham quan, thưởng ngoạn. Thế nhưng, cùng với đó, hình ảnh một giếng cổ sạch, đẹp lại đang bị đe dọa trước ý thức bảo vệ môi trường còn hạn chế của một bộ phận khách tham quan.

Bao giờ bà Lê Thị Con được truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng?

Hưng Thơ |

Suốt 5 năm dài đằng đẵng với không biết bao nhiêu hồ sơ, giấy tờ và người con gõ cửa biết bao cơ quan, bà Lê Thị Con (ở thôn Đâu Kênh, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) vẫn chưa được truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng.