Đề phòng ung thư da trong mùa nắng nóng

TH.Anh |

Mùa nắng nóng đã đến gần với nền nhiệt cao, đi kèm với đó là sự gia tăng không nhỏ các bệnh lý về da. Theo các chuyên gia y tế, tia tử ngoại (còn gọi là tia UV) từ ánh sáng mặt trời là một trong những yếu tố chính gây ra ung thư da.

Để phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư da, BS Nguyễn Mạnh Tân- Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho hay: Ung thư da có nhiều loại khác nhau, giai đoạn đầu tiên có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý da khác, tuy nhiên bệnh nhân nên cẩn trọng với một số dấu hiệu. Ví dụ như xuất hiện các tổn thương da mới, tiến triển nhanh, có lan rộng, diễn biến lâu và không đáp ứng với các điều trị thông thường; thứ hai là xuất hiện các vết loét, lâu lành, rất dễ tái phát.

 

Ngoài ra, các bác sĩ cũng cảnh báo về một số trường hợp bệnh nhân “cháy nắng” khi đi biển, hoặc làm việc nhiều giờ ở ngoài trời dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đáng lo là vùng da bị “cháy nắng” có thể để lại tình trạng tăng sắc tố sau viêm, gây sạm da, đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Đặc biệt, tiếp xúc kéo dài với tia tử ngoại, theo nhiều nghiên cứu, có thể là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư da. Tia tử ngoại là một dạng bức xạ điện đến từ mặt trời hay các nguồn nhân tạo (từ màn hình máy tính, điện thoại, bóng đèn…), là một trong những thủ phạm nguy hiểm hàng đầu với làn da.

BS Tân cảnh báo: Với những người mắc ung thư da nếu để lâu hoặc không điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây những biến chứng nặng nề. Nhưng hầu hết các loại ung thư da đều có thể phòng ngừa được. Người dân nên thực hiện theo một số biện pháp để duy trì sự khỏe mạnh của làn da: Tránh tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời quá lâu (đặc biệt là từ 10 giờ đến 15 giờ); Sử dụng kem chống nắng, mũ, áo khi đi ra ngoài; Hạn chế tiếp xúc hóa chất, chất phóng xạ; Ăn uống, sinh hoạt lành mạnh; Kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát ung thư.

Trong mùa nắng nóng, nếu chẳng may bị cháy nắng thì người dân nên làm mát cơ thể bằng cách tắm, chườm khăn mát, đắp nha đam… lên vùng da tổn thương. Lưu ý, không chà mạnh lên vùng da này bởi da đang nhạy cảm, có thể gây kích ứng hoặc làm tổn thương thêm trầm trọng. Sau khi làm mát, có thể bôi một lớp kem dưỡng ẩm lên da, đặc biệt là loại kem có chiết xuất nha đam. Với các trường hợp nặng hơn, cảm giác đau đớn, khó chịu, bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ để được chỉ định các thuốc chống viêm và giảm đau.

(Nguồn: Đại Đoàn Kết)

TAGS

Những điều cần biết về loại ung thư da thường gặp nhất

An An |

Bệnh viện Da liễu Trung ương là nơi tiếp nhận và điều trị cho hàng trăm ca ung thư da mỗi năm và con số này có xu hướng tăng lên qua các năm.

Quảng Trị: Lần đầu phẫu thuật thành công nội soi cắt bàng quang cho bệnh nhân ung thư

Nguyên Bảo - Thành Chung |

Ngày 22/4, lần đầu tiên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã phẫu thuật thành công cắt bàng quang cho bệnh nhân bị ung thư bằng phương pháp nội soi.

7 dấu hiệu nhận biết ung thư có thể tự kiểm tra

Tiến Đạt |

Ung thư đại trực tràng là loại ung thư có nguồn gốc từ đại tràng (phần chính của ruột già) hoặc trực tràng (đoạn nối giữa đại tràng và hậu môn). Đây là loại ung thư phổ biến thứ ba được chẩn đoán có ở cả nam và nữ những năm gần đây.

Chất độc gây ung thư trong cặp sách của Trung Quốc

Thiên Nhan |

Trong cuộc điều tra gần đây của Viện Đo lường Chất lượng Thâm Quyến, các phóng viên của Tân Hoa Xã phát hiện nhiều cặp sách bằng nhựa cho học sinh tiểu học, trung học ở một số địa phương tại Trung Quốc bị nhiễm hóa chất độc hại parafin clo chuỗi ngắn (C8-C12, Short-chain chlorinated Parafins hay SCCP). Đây là hóa chất chứa độc tính cao, ảnh hưởng gan, thận, tuyến giáp và được xếp vào nhóm có thể gây ung thư.