Diễn đàn “Tảo hôn - Nỗi lo không của riêng ai”

Huyền Trang |

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đakrông (Quảng Trị) phối hợp Phòng Dân tộc huyện vừa tổ chức diễn đàn “Tảo hôn - nỗi lo không của riêng ai” năm 2022.

Tại diễn đàn, có 7 đội thi đến từ hội Liên hiệp phụ nữ các xã, thị trấn, Hội phụ nữ cơ sở Công an huyện Đakrông. Nội dung thi có 3 phần. Phần tiểu phẩm, mỗi đội thực hiện 1 tiểu phẩm liên quan đến công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hôn nhân và gia đình; hậu quả, tác hại, hệ lụy do kết hôn sớm gây ra; trách nhiệm của các cấp, ngành, gia đình và toàn xã hội trong phòng chống tảo hôn; các hình thức xử lý hành vi tảo hôn và tổ chức tảo hôn, lồng ghép sáng tác 1 khẩu hiệu truyền thông về phòng chống tảo hôn.

Phần thi sáng tác tác phẩm truyền thông phòng, chống tảo hôn của đội thi Tà Long – Ba Nang - Ảnh: H.T
Phần thi sáng tác tác phẩm truyền thông phòng, chống tảo hôn của đội thi Tà Long – Ba Nang - Ảnh: H.T

Ở phần thi kiến thức, ban tổ chức đưa ra câu hỏi, các đội suy nghĩ và viết phương án trả lời vào bảng theo hình thức trắc nghiệm. Cuối cùng là phần thi sáng tác tác phẩm truyền thông phòng, chống tảo hôn, trong vòng 15 phút, các thành viên mỗi đội cùng nhau vẽ 1 bức tranh truyền thông về tảo hôn và thuyết trình về nội dung, ý nghĩa, thông điệp truyền thông từ bức tranh của đội mình.

Diễn đàn đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng, đặc biệt là thanh thiếu niên, học sinh người dân tộc thiểu số huyện Đakrông về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hôn nhân và gia đình, nhận thức sâu sắc tảo hôn là hành vi vi phạm pháp luật, những tác hại nặng nề về nhiều mặt đối với bản thân, gia đình, dòng họ, cộng đồng, xã hội.

Đồng thời, phát huy vai trò của các cấp, ngành, Mặt trận, đoàn thể các cấp và toàn xã hội trong tham gia thực hiện tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ xóa bỏ những tập tục lạc hậu trong hôn nhân và phòng chống tảo hôn, góp phần xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Từ đó, góp phần thay đổi hành vi, từng bước hạn chế, tiến tới chấm dứt tảo hôn trên địa bàn huyện.

Chung cuộc, ban tổ chức trao 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba, 3 giải Khuyến khích cho các đội thi.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

“Mẹ đỡ đầu” - chắp cánh ước mơ cho trẻ mồ côi

Thanh Huyền |

Những người phụ nữ, với vai trò người mẹ chăm sóc con cái của mình, giờ lại tiếp nối hành trình yêu thương trở thành “Mẹ đỡ đầu” của các em nhỏ mồ côi. Việc làm của các chị đã và đang lan tỏa ý nghĩa nhân văn của chương trình “Mẹ đỡ đầu” mà các cấp Hội LHPN đang triển khai sâu rộng trong cộng đồng, để cùng nhau truyền đi thông điệp “Yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi”.

Chống tảo hôn bằng công nghệ số

Tây Long |

Hiện nay, ở các bản làng vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Trị, tình trạng tảo hôn vẫn còn diễn ra. Để không còn những lời ru buồn, thời gian qua, Viện Nghiên cứu phát triển xã hội và Tổ chức Plan International tại Việt Nam đã đưa công nghệ số vào phòng chống tảo hôn thông qua nền tảng trực tuyến “Em vui”. Nhận thấy đây là cách làm hay, Tỉnh đoàn và các địa phương, đơn vị liên quan đã nỗ lực phối hợp đưa “Em vui” đến với thanh thiếu nhi.

Tập trung giám sát thực hiện giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Trần Cát Linh |

Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn xảy ra ở các xã vùng sâu, vùng xa. Đây là vấn nạn gây ra nhiều hệ lụy làm suy giảm chất lượng giống nòi, ảnh hưởng đến sự phát triển KT - XH của không chỉ trên địa bàn tỉnh mà trên cả nước. Để hạn chế tình trạng này và tiến tới giải quyết dứt điểm nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên phạm vi cả nước, ngày 14/4/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 498/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025”. Sau gần 7 năm thực hiện đề án, tỉnh Quảng Trị đạt những kết quả đáng ghi nhận.

Từng bước ngăn chặn tình trạng tảo hôn ở Hướng Hóa

Ngọc Trang |

Thời gian qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên tảo hôn ở các xã vùng sâu, vùng xa của huyện vẫn còn xảy ra, làm suy giảm chất lượng giống nòi, gây ra nhiều hệ lụy và ảnh hưởng đến sự phát triển KT - XH của địa phương. Vì vậy, huyện đã đề ra nhiều giải pháp nhằm từng bước ngăn chặn tình trạng tảo hôn.