Đồ uống, sữa không được lưu thông vì không phải mặt hàng thiết yếu

Thanh Mai |

Nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, hàng hóa không được lưu thông sẽ hết hạn sử dụng, doanh nghiệp thiệt hại nặng.

Nhiều hiệp hội ngành hàng cho biết vấn đề đang ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời điểm dịch COVID-19 rất căng thẳng hiện nay là sự thiếu đồng bộ, nhất quán trong các quy định, chính sách áp dụng của các địa phương.

Ví dụ như đồ uống, sữa... không được xếp vào nhóm hàng hóa thiết yếu nên không được chuyển đến đại lý, trong khi có thời hạn sử dụng ngắn. 

 

Nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, hàng hóa không được lưu thông sẽ hết hạn sử dụng, doanh nghiệp thiệt hại nặng.

Các địa phương áp dụng các chính sách, quy định khác nhau về giãn cách, kiểm soát lưu thông hàng hóa, quy định về thực phẩm thiết yếu… càng gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp trong giao dịch, lưu thông hàng hóa. 

Thủ tục khai báo hải quan và tình hình tắc nghẽn tại các cảng biển là những điểm nghẽn cần được giải quyết cả trong ngắn hạn và dài hạn. Một số doanh nghiệp xuất khẩu buộc phải đưa hàng ra phao số không để đưa hàng lên tàu. 

Sự ngăn cách, kiểm soát chặt chẽ giữa các tỉnh, và những quy định không đồng nhất của cơ quan hải quan càng gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp

Các hiệp hội ngành hàng đề nghị Bộ Công thương bổ sung các mặt hàng thực phẩm, kể cả đồ uống, sữa cùng các nguyên liệu, dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa…) phục vụ sản xuất kinh doanh trong ngành chế biến chế tạo là các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu phục vụ tiêu dùng, sản xuất nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và cho quá trình lưu thông hàng hóa.

Các địa phương nên trao đổi với các hiệp hội, doanh nghiệp trên địa bàn và thống nhất các quy định giữa các địa phương. 

Cho phép doanh nghiệp sớm được quay lại sản xuất khi các điều kiện phòng chống dịch bệnh được đảm bảo, gỡ bỏ quy định về định mức số lượng xe ô tô ra vào địa phương và cho phép sử dụng kết quả test nhanh, test gộp đối với lái xe và người lao động di chuyển liên tỉnh thay vì chỉ chấp nhận kết quả PCR;

Cần có các biện pháp thay thế linh hoạt hơn, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương dựa trên tiêu chí đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ sở sản xuất đủ điều kiện về phòng chống dịch và an toàn cho người lao động.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Đà Nẵng: Không cấm bán hàng ăn mang về, không tạm dừng thi công công trình xây dựng

Thanh Hà |

Một số địa phương hiểu chưa đúng văn bản mới của thành phố dẫn đến có nơi cấm cửa hàng ăn uống bán mang về, tạm dừng thi công tại các công trình giao thông, xây dựng.

Quảng Trị hỗ trợ 576 tấn hàng hóa cho miền Nam chống dịch

Lê Trường |

Thông tin từ Ủy ban MTTQVN tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị đã vận chuyển 576 tấn hàng hóa hỗ trợ các tỉnh, thành phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh đang chịu ảnh hưởng bởi COVID-19.

Hàng trăm cán bộ chiến sĩ công an tham gia hiến máu tình nguyện

Trường Sơn |

Ngày 22/7, Đoàn thanh niên Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Trung tâm huyết học, truyền máu – Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2021.

Thông thương hàng hóa để ‘cứu’ doanh nghiệp khi dịch kéo dài

Tiến Hiếu- M.Phương |

COVID-19 bùng phát kéo dài đang khiến các doanh nghiệp vận tải hàng hoá “căng như dây đàn” vì yêu cầu ra - vào của nhiều tỉnh, địa phương phải có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19.