Đồng hành với phụ nữ nghèo

Thanh Lê |

Quan tâm hỗ trợ những hội viên phụ nữ (HVPN) có hoàn cảnh khó khăn là việc làm thiết thực được các cấp hội phụ nữ trong tỉnh quan tâm thực hiện trong thời gian qua, qua đó nhằm lan tỏa, tập hợp, thu hút HVPN trên địa bàn giúp đỡ nhau lúc khó khăn để vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.


Để hỗ trợ HVPN nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, Hội LHPN xã Gio Quang, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã thực hiện tốt phong trào thu gom ve chai để bán lấy kinh phí mua con giống, thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu” và thăm hỏi, hỗ trợ đối với các HVPN khó khăn mang lại hiệu quả khá rõ nét, nhất là trong chăn nuôi gà.

Từ con giống do hội phụ nữ hỗ trợ, với bàn tay chăm sóc của

chị em, những đàn gà sinh sôi, nảy nở, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho các HVPN nghèo. “Hằng năm, kinh phí thu được từ nguồn thu gom ve chai đã hỗ trợ nhiều HVPN khó khăn tại địa phương có thêm con giống để phát triển chăn nuôi, có thêm món quà để động viên chị em khi ốm đau, hoạn nạn.

Đặc biệt với chương trình “Mẹ đỡ đầu” đã giúp nhiều trẻ mồ côi được tiếp tục đến trường. Chúng tôi biết số tiền hỗ trợ từ hội tuy không lớn nhưng lại gói gém trọn vẹn tình cảm ấm áp của các HVPN dành cho nhau.

Đó là sự đùm bọc, sẻ chia giữa các hội viên, từ đó tiếp thêm động lực để những chị em khó khăn tiếp tục nỗ lực vươn lên trong cuộc sống”, Chủ tịch Hội LHPN xã Gio Quang Lê Thị Hạnh cho biết.

Hội LHPN xã Hải Hưng thăm hỏi, trao hỗ trợ cho hội viên phụ nữ khó khăn tại thôn Thuận Chánh An - Ảnh: T.L
Hội LHPN xã Hải Hưng thăm hỏi, trao hỗ trợ cho hội viên phụ nữ khó khăn tại thôn Thuận Chánh An - Ảnh: T.L

Để giúp đỡ những HVPN khó khăn trên địa bàn, Hội LHPN xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng cũng thực hiện tốt phong trào “Thu gom phế liệu đổi triệu cây xanh”. Số tiền thu được từ thu gom phế liệu, các chi hội đã hỗ trợ các HVPN khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo.

Đồng thời, giúp các hội viên nghèo phát triển kinh tế thông qua việc hỗ trợ cải tạo vườn tạp, hỗ trợ cây giống, con giống… Đối với các hội viên gặp khó khăn đột xuất do ốm đau, hoạn nạn… hội đã thăm hỏi, động viên kịp thời, đồng thời huy động chị em hỗ trợ ngày công để dặm lúa, làm cỏ, vệ sinh vườn…

Chủ tịch Hội LHPN xã Hải Hưng Lê Thị Liền cho biết thêm: “Với 6 chi hội, 1.906 hội viên, riêng trong năm 2022, mô hình “Thu gom phế liệu đổi triệu cây xanh” đã thu được hơn 11 triệu đồng, từ số tiền đó đã hỗ trợ giúp 7 HVPN khó khăn về cây giống để cải tạo vườn tạp, hỗ trợ 2 hội viên xây dựng vườn mẫu, hỗ trợ 21 suất quà cho hội viên khó khăn…

Được triển khai từ tháng 6/2021, hiệu quả lớn nhất mà mô hình “Thu gom phế liệu đổi triệu cây xanh” mang lại chính là đem lại niềm tin cho những HVPN khó khăn đối với tổ chức hội, để họ cảm nhận được sự ấm áp, sẻ chia, luôn có tổ chức hội đồng hành trên chặng đường vượt khó”.

Tình yêu thương, lòng nhân ái, sự sẻ chia chính là liều thuốc tốt nhất để chữa lành vết thương, bù đắp những thiệt thòi, mất mát, nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, ngoài các hoạt động trọng tâm, hội phụ nữ các cấp trong tỉnh luôn quan tâm, thực hiện tốt các hoạt động an sinh xã hội.

Với nhiều hoạt động thiết thực hướng về HVPN nghèo, trẻ em mồ côi, nhiều chương trình, mô hình an sinh xã hội, từ thiện, nhân đạo thiết thực đã để lại dấu ấn sâu đậm trong cộng đồng xã hội, được các cấp đánh giá cao.

Riêng trong năm 2022, hưởng ứng Chương trình “Triệu phần quà, san sẻ yêu thương”, các cấp hội trong tỉnh đã trao 1.290 suất quà trị giá 950 triệu đồng cho HVPN nghèo bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19…

Thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu”, các cấp hội trong tỉnh tiến hành khảo sát, tổng hợp danh sách trẻ mồ côi do dịch bệnh, trẻ mồ côi do cha/mẹ mất vì nguyên nhân khác nhưng gặp hoàn cảnh khó khăn, trên cơ sở đó Hội LHPN tỉnh tổ chức chương trình “Mẹ đỡ đầu - Lan tỏa yêu thương” quy mô cấp tỉnh; các đơn vị cấp huyện như Hải Lăng, Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, TP.Đông Hà… tổ chức các chương trình “Mẹ đỡ đầu- chắp cánh ước mơ”, qua đó, giúp lan tỏa, vận động, kết nối chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi trên địa bàn. Đến nay, các cấp hội đã vận động các tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu 468/881 trẻ mồ côi với số tiền hỗ trợ trên 1,1 tỉ đồng.

Cùng với đó, nhiều mô hình hay, hiệu quả tiếp tục duy trì, nhân rộng như: “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất khuyến học”, “Heo đất tiết kiệm”, “Thu gom ve chai hướng tới phụ nữ và trẻ em nghèo”…, qua đó, các cấp hội đã tiết kiệm và hỗ trợ các HVPN có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các cháu mồ côi, các bà mẹ đơn thân, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đang điều trị tại các bệnh viện... với tổng kinh phí trên 9,4 tỉ đồng.

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tiếp tục được triển khai thực hiện với nhiều hoạt động thiết thực tại các xã biên giới phía Tây của tỉnh. Hội LHPN tỉnh đã đồng hành với các đơn vị trong và ngoài tỉnh thực hiện các hoạt động tại các xã biên giới với các hoạt động hỗ trợ như: phối hợp tổ chức Chương trình “Xuân Biên cương - Ấm lòng dân bản” tại 6 xã biên giới huyện Hướng Hóa; triển khai vận động các tổ chức, đối tác hỗ trợ các mô sinh kế; các công trình nhà tiêu hợp vệ sinh, nước sạch, hỗ trợ nguồn vốn, tặng quà … với tổng kinh phí huy động từ các nguồn lực hơn 3,2 tỉ đồng. Các cấp hội cũng tích cực, chủ động kết nối, tìm kiếm nguồn lực, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức các hoạt động hỗ trợ HVPN nghèo phát triển sinh kế.

Các cấp hội thực hiện rà soát, phân loại hộ nghèo và phân công giúp đỡ, đỡ đầu hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, qua đó đã nhận đỡ đầu 2.527/3.158 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ (đạt 80%). Mô hình “Ngân hàng con giống”, phương tiện, dụng cụ hỗ trợ sinh kế được các cấp hội tiếp tục triển khai, trong năm đã hỗ trợ 9 mô hình sinh kế cho 74 phụ nữ nghèo trị giá 468 triệu đồng; hỗ trợ 127.175 con giống các loại… trị giá hơn 1 tỉ đồng. Hoạt động hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn được quan tâm thực hiện hiệu quả, từ đó tạo thêm điều kiện để các HVPN khó khăn có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

Bằng những việc làm thiết thực và ý nghĩa, các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khó khăn, trẻ em mồ côi của hội phụ nữ các cấp đã thể hiện được vai trò của tổ chức hội, của mỗi cán bộ, HVPN trong việc chung tay giúp đỡ những đối tượng yếu thế trong xã hội. Từ đó tiếp thêm động lực mới để các HVPN khó khăn cải thiện đời sống, nâng cao vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình, xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Tăng cường hỗ trợ phụ nữ và trẻ em vùng núi

Thanh Hằng |

Nhằm cải thiện đời sống cho phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số, nhiều địa phương trong tỉnh đang đồng loạt triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Trong đó có vai trò không nhỏ của hội phụ nữ các cấp triển khai các biện pháp thực hiện hỗ trợ sinh kế phát triển bền vững, khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của phụ nữ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết vấn đề bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em.

Đakrông: 60 phụ nữ dân tộc thiểu số được tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin kinh doanh online

Thanh Hằng |

Hội LHPN huyện Đakrông (Quảng Trị) phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông - Sở Thông tin và Truyền thông vừa tổ chức tập huấn kiến thức về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ nâng cao quyền kinh tế cho 60 hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số.

Nghị lực của người phụ nữ khuyết tật

Trúc Phương |

Trở thành người khuyết tật, đi lại khó khăn sau một vụ tai nạn lao động, thế nhưng chị Hoàng Thị Hoa (sinh năm 1969), ở thôn Hải Chữ, xã Trung Hải, huyện Gio Linh (Quảng Trị) vẫn luôn nỗ lực vượt qua nghịch cảnh để vươn lên. 

Cam Lộ: Khen thưởng phụ nữ trả lại hơn 15 triệu đồng cho người đánh rơi

Lê Trường |

Ngày 9/2, UBND xã Cam Hiếu (Cam Lộ, Quảng Trị) đã trao giấy khen cho chị Bùi Thị Kiều Hương vì đã có việc làm cao đẹp nhặt được của rơi, trả người đánh mất.