Hai nhóm đối tượng lao động nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Thanh Mai |

Thường vụ Quốc hội cũng quyết nghị chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Ngày 24/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thay mặt Thường vụ Quốc hội ký nghị quyết ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Thường vụ Quốc hội quyết nghị sử dụng khoảng 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2020 để hỗ trợ người lao động thuộc hai nhóm. 

 

Thứ nhất là những người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).

Thứ hai là người dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến 30/9/2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.

Thời gian thực hiện việc hỗ trợ người lao động từ ngày 1/10 và hoàn thành chậm nhất vào ngày 31/12.

Người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 1/10 (không bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian 12 tháng, từ ngày 1/10/2021 đến hết 30/9/2022.

Trên cơ sở Nghị quyết của thường vụ Quốc hội, Chính phủ sau đó đã quy định cụ thể đối tượng được hỗ trợ, bảo đảm nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ, công bằng đối với người lao động và người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Mức hỗ trợ được tính trên cơ sở thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Cụ thể, người có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng thì được hỗ trợ 1,8 triệu đồng một người; từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng được 2,1 triệu đồng; đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng được 2,4 triệu đồng; từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng được 2,65 triệu đồng; từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng được 2,9 triệu đồng; từ đủ 132 tháng trở lên được 3,3 triệu đồng một người. Thời gian thực hiện hỗ trợ người lao động từ ngày 1/10 và hoàn thành chậm nhất vào ngày 31/12.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

1,8 tỉ đồng hỗ trợ người lao động miền Trung phòng chống dịch COVID-19

Mỹ Lộc |

Công đoàn Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã chi hơn 1,8 tỉ đồng hỗ trợ người lao động tại các đơn vị thành viên phòng, chống dịch COVID-19.

Các doanh nghiệp sản xuất đang nỗ lực tìm kiếm nguồn lao động

Thanh Mai |

Các doanh nghiệp đang đẩy nhanh kế hoạch tiêm vaccine để người lao động sớm có thể quay trở lại.

Trên 1,2 triệu lao động được hưởng các chính sách hỗ trợ vì ảnh hưởng COVID-19

PV |

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng xác nhận danh sách cho trên 1,2 triệu lao động của 38.242 đơn vị sử dụng lao động để hưởng các chính sách hỗ trợ tại 62/63 tỉnh, thành phố.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động nông thôn

Lê An |

Phát triển nguồn nhân lực lao động trực tiếp, đặc biệt là lao động nông thôn được xem là yếu tố quyết định thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, giúp nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.