Hỗ trợ 150.000 cây giống để trồng rừng không đốt thực bì

Anh Vũ |

Được sự hỗ trợ của Dự án Quản lý Rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đang triển khai mô hình trồng rừng không đốt thực bì tại 3 xã: Cam Nghĩa, Cam Chính và Thanh An.

Trong đợt này, có 22 hộ tham gia mô hình trồng rừng không đốt thực bì với diện tích 75 ha. Những hộ tham gia mô hình được dự án hỗ trợ 2.000 cây giống keo lai nuôi cấy mô/ha; hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc…Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ 90.000 cây giống gốc keo lai mô và 100.000 cây mầm mô cho 7 vườn ươm trên địa bàn huyện Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh và Hải Lăng.

Bàn giao tượng trưng cây giống cho cho các hộ tham gia mô hình - Ảnh: Anh Vũ
Bàn giao tượng trưng cây giống cho cho các hộ tham gia mô hình - Ảnh: Anh Vũ

Việc triển khai mô hình trồng rừng không đốt thực bì nhằm mục đích giảm phát thải khí CO2, góp phần hạn chế tối đa nguy cơ cháy rừng và ô nhiễm môi trường sinh thái; hiệu quả sản xuất cũng đạt cao hơn, phù hợp với xu hướng trồng rừng gỗ lớn, hướng tới việc cấp chứng chỉ FSC và liên kết với một số doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra ổn định.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Nhiều lợi ích từ phát triển diện tích trồng cây mắc ca

Lê An |

Sử dụng cây mắc ca theo phương thức trồng phân tán, làm cây che bóng, làm đường bao chắn gió đang mang lại nhiều lợi ích cho người trồng cà phê tại huyện Hướng Hoá (Quảng Trị).

Ông Nguyễn Đức Chung bị cáo buộc nhận 2,6 tỷ đồng trong vụ trồng cây xanh

Thanh Mai |

C03 cũng đề nghị truy tố 14 người khác cùng với ông Nguyễn Đức Chung trong vụ án này.

Trồng cây Bồ Đề có tuổi thọ cao nhất thế giới tại chùa Bái Đính

PV |

Ngày 25/3, tại chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ đón nhánh cây Bồ đề từ Sri Lanka về trồng tại chùa.

Hiệu quả từ việc trồng cây đót của người dân vùng cao

Nam Phương |

Nhận thấy những giá trị kinh tế mà cây đót mang lại, nên thay vì phải vất vả lên rừng lấy đót mang về bán cho các thương lái như trước đây, một số người dân tại xã Thanh, huyện miền núi Hướng Hóa đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng sắn kém hiệu quả sang trồng cây đót. Việc đưa một loại cây rừng, vốn chỉ mọc trong tự nhiên trở thành một loại cây trồng lâu năm được xem là hướng đi mới, góp phần mang lại thu nhập ổn định cho người dân nơi miền Tây Quảng Trị.