Lợi ích từ rừng ngập mặn

Anh Quân |

Triệu Độ là một trong những xã của huyện Triệu Phong (Quảng Trị) có địa hình thấp trũng, chịu nhiều tác động của dòng chảy sông Thạch Hãn nên hằng năm tình trạng xói lở đất đai thường diễn ra, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và đời sống kinh tế - xã hội. Thời gian gần đây, thực tế này dần được cải thiện nhờ nhiều diện tích ven sông phủ đầy màu xanh của rừng ngập mặn.

Từ năm 2015, trong khuôn khổ Dự án Phục hồi và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn gắn liền sinh kế bền vững tại khu vực hạ lưu sông Bến Hải, Thạch Hãn nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu do Chi cục Biển, Hải đảo và Khí tượng thủy văn thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường Quảng Trị triển khai, trên địa bàn xã Triệu Độ trồng 29,1 ha cây bần chua tại 9 phân lô rừng, tập trung ở các thôn: Xuân Quy, Gia Độ, An Trung Đồng. Đây là những địa bàn thường xuyên xảy ra tình trạng xói lở bờ sông do biến đổi dòng chảy của sông Thạch Hãn trong mùa mưa lũ làm mất đất sản xuất, đe dọa sự an toàn của nhiều nhà dân và các công trình hạ tầng của nhà nước.

Môi trường và hệ sinh thái ở Triệu Độ được cải thiện nhờ rừng ngập mặn -Ảnh: A.Q
Môi trường và hệ sinh thái ở Triệu Độ được cải thiện nhờ rừng ngập mặn -Ảnh: A.Q

Nhớ lại những ngày đầu triển khai dự án, ông Trương Văn Dinh, ở thôn An Trung Đồng vẫn chưa quên những băn khoăn của không ít người dân về sự phù hợp của cây bần chua với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương cũng như hiệu quả của rừng ngập mặn trong ngăn chặn xói lở, tạo không gian xanh, phục hồi hệ sinh thái. Sau hơn 7 năm bén rễ đâm chồi ở Triệu Độ, tại nhiều phân lô, cây bần chua đã phát triển thành rừng.

Giờ đây, người dân địa phương thật sự vui mừng khi rừng ngập mặn tạo không gian xanh mát, trở thành “bức bình phong” trấn lũ, chống xói lở đất đai, mở rộng diện tích bãi bồi, bảo vệ tài sản, mùa màng, tính mạng người dân và là nơi neo đậu tàu thuyền an toàn trong mùa mưa bão.

Rừng ngập mặn cũng giúp tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, trở thành nơi trú ngụ, sinh sôi của các loại tôm, cá, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân. “Đến nay, hiệu quả của rừng ngập mặn mang lại là rất rõ ràng, thiết thực. Người dân địa phương mong muốn chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm đầu tư mở rộng diện tích trồng cây bần chua ở những nơi phù hợp để bà con hưởng lợi”, ông Dinh bày tỏ.

Thông tin từ UBND xã Triệu Độ cho biết, rừng ngập mặn đã tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội địa phương. Riêng trong lĩnh vực nuôi trồng, khai thác thủy sản, đến nay Triệu Độ có trên 28,5 ha nuôi tôm, 25,7 ha nuôi cá; sản lượng khai thác thủy sản trên sông đạt khoảng 110 tấn, tăng cả về diện tích và sản lượng so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, hoạt động khai thác thủy sản của người dân đã gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi.

Nhiều năm làm nghề khai thác thủy sản ở hạ lưu sông Thạch Hãn, ông Nguyễn Văn Hưởng ở thôn Gia Độ thấm thía những tác động của biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái khi mà lượng cá, tôm… ở môi trường tự nhiên ngày càng cạn kiệt, việc làm ăn ngày càng khó khăn. Thời gian gần đây, thu nhập của gia đình ông được cải thiện khi nguồn lợi thủy sản dồi dào hơn ở những nơi có rừng ngập mặn. “Khu vực này đã xuất hiện thêm một số loài cá, tôm, ốc mà 2 - 3 năm trước không thấy. Đây là tín hiệu vui đối với những người bám sông nước mưu sinh như chúng tôi”, ông Hưởng nói.

Thông tin từ UBND xã Triệu Độ cho biết, rừng ngập mặn đã tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội địa phương. Riêng trong lĩnh vực nuôi trồng, khai thác thủy sản, đến nay Triệu Độ có trên 28,5 ha nuôi tôm, 25,7 ha nuôi cá; sản lượng khai thác thủy sản trên sông đạt khoảng 110 tấn, tăng cả về diện tích và sản lượng so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, hoạt động khai thác thủy sản của người dân đã gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi.

Rừng ngập mặn ở Triệu Độ đang đóng vai trò quan trọng trong giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tới điều kiện tự nhiên, môi trường và hoạt động của con người, đặc biệt là những vùng, khu vực ven biển, mở ra một hướng đi mới cho cộng đồng địa phương trong phát triển kinh tế, xã hội, môi trường bền vững. Điều này được chứng minh rất rõ tại Triệu Độ khi mà không gian xanh được mở rộng hơn, môi trường và hệ sinh thái đã dần được cải thiện, tình trạng xói lở dọc bờ sông Thạch Hãn đi qua địa bàn được hạn chế.

Rừng ngập mặn bàn giao cho địa phương quản lý, hưởng lợi là niềm vui nhưng cũng là trách nhiệm lớn đối với chính quyền và người dân xã Triệu Độ. Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Độ Nguyễn Hữu Phận cho biết, để bảo vệ và phát triển diện tích rừng ngập mặn, chính quyền địa phương xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng chặt chẽ; đề xuất các ngành chức năng đầu tư triển khai, nhân rộng các mô hình nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng để vừa bảo vệ, mở rộng diện tích, vừa tạo thêm sinh kế, thu nhập cho người dân.

“Hiện nay, UBND xã phối hợp với doanh nghiệp lập kế hoạch, xin ý kiến của các ngành chức năng để đầu tư phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm các nghề bủa lưới, câu cá tại một số phân lô rừng ngập mặn. Quá trình triển khai, chúng tôi luôn đặt vấn đề bảo vệ nghiêm ngặt và phát triển diện tích rừng ngập mặn lên hàng đầu”, ông Nguyễn Hữu Phận thông tin thêm.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Đẩy mạnh phát triển kinh tế dưới tán rừng

Lê An |

Huyện Đakrông (Quảng Trị) có hơn 79.500 ha diện tích đất lâm nghiệp có rừng, trong đó rừng tự nhiên là 62.300 ha, rừng trồng là 11.100 ha.

Thu hồi 218.253 m2 đất rừng sản xuất để giao địa phương quản lý, sử dụng

Minh Long |

Ngày 20/9, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành quyết định thu hồi 218.253 m2 đất rừng sản xuất của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ (theo kết quả đo đạc hiện trạng), thuộc các thửa đất số: 10, 25, 37, 58 - tờ bản đồ địa chính số 26 của xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ để giao cho UBND huyện Cam Lộ quản lý, lập phương án bố trí đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Xây dựng vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng gắn với công nghiệp chế biến, xuất khẩu

Phan Việt Toàn |

Theo Quyết định số 1088/QĐ-BNN-KTHT ngày 25/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế là 2 trong 5 vùng sản xuất nguyên liệu sản phẩm nông, lâm nghiệp quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên cơ sở liên kết bền vững giữa các hợp tác xã (HTX) nông lâm nghiệp với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nhằm thúc đẩy nhanh, hiệu quả và bền vững quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Cam Lộ: Hàng chục cây rừng tự nhiên tái sinh bị cưa hạ

Bùi Nghĩa |

Ngày 10/9, Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Cam Lộ (Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Phòng Thanh tra - Pháp chế, Đội Kiểm lâm cơ động (Chi cục Kiểm lâm tỉnh) và đại diện Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đường 9 kiểm tra hiện trường chặt phá cây rừng tự nhiên tái sinh tại Tiểu khu 771, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ.