Một công chức tận tụy với công việc

Lê Huyền |

Tại Hướng Lập (Hướng Hóa, Quảng Trị), xã biên giới vùng sâu, vùng xa ở phía Bắc huyện Hướng Hóa, nơi có 99% dân số là đồng bào dân tộc Vân Kiều sinh sống, nhắc đến anh Trần Đại Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch UBND xã, ai cũng biết và khen ngợi anh là một người tận tụy, trách nhiệm và sáng tạo trong công việc.

Tại Hướng Lập, xã biên giới vùng sâu, vùng xa ở phía Bắc huyện Hướng Hóa, nơi có 99% dân số là đồng bào dân tộc Vân Kiều sinh sống, nhắc đến anh Trần Đại Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch UBND xã, ai cũng biết và khen ngợi anh là một người tận tụy, trách nhiệm và sáng tạo trong công việc.

Sinh ra và lớn lên tại xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học Huế, tháng 8/2009, anh Trần Đại Nghĩa tình nguyện đến công tác tại UBND xã Hướng Lập. Đây là địa phương có dân số đông với 414 hộ, 1.760 nhân khẩu cư trú trên địa bàn 5 thôn, 8 bản. Để thực hiện tốt công tác tư pháp - hộ tịch thì đòi hỏi công chức phải có nhiều nỗ lực, sáng tạo. Gần 12 năm làm công tác này, anh Nghĩa không ngừng nghiên cứu, học hỏi và rèn luyện, tìm tòi những văn bản pháp luật mới, đặc biệt là các văn bản liên quan đến người dân tộc thiểu số và hộ nghèo để nâng cao kiến thức cho bản thân. Đồng thời khắc phục mọi khó khăn, sâu sát với thực tiễn để có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm trong việc đăng ký khai sinh, kết hôn, xác định tình trạng hôn nhân, công tác chứng thực, quản lý và sử dụng tốt tủ sách pháp luật, đặc biệt là phối hợp tốt với cơ quan chức năng thực hiện nhập quốc tịch cho những người di cư tự do, kết hôn không giá thú trên địa bàn để phục vụ người dân và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Từ tháng 8/2009 đến hết năm 2020, anh Nghĩa đã thực hiện đăng ký khai sinh cho 1.702 trường hợp; đăng ký kết hôn cho 589 trường hợp; đăng ký khai tử cho 412 trường hợp; tham mưu UBND xã thành lập các tổ hòa giải tại các thôn, bản. Ngoài ra, anh còn trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý cho 1.289 lượt người các vấn đề về chế độ, chính sách đối với người có công, đất đai, hôn nhân gia đình, quyền lợi và nghĩa vụ của cha mẹ, con cái… Đến nay, trên địa bàn xã không còn tình trạng nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, không còn tình trạng trẻ em đăng ký khai sinh quá hạn. Đặc biệt, tháng 10/2019, trên địa bàn xã có 26 người di cư tự do và kết hôn không giá thú được nhận quyết định của Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam. Đây là kết quả của một hành trình dài, đầy tâm huyết và cố gắng của các ngành chức năng tỉnh Quảng Trị trong nỗ lực giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú ở vùng biên giới, trong đó có công sức của những công chức tư pháphộ tịch như anh Trần Đại Nghĩa.

Anh Trần Đại Nghĩa hướng dẫn người dân viết tờ khai để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh -Ảnh: L.H​
Anh Trần Đại Nghĩa hướng dẫn người dân viết tờ khai để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh -Ảnh: L.H​

Không chỉ tận tụy với công việc, anh Nghĩa còn có nhiều việc làm thiết thực để giúp đỡ người dân khi gặp khó khăn. Đơn cử như đợt mưa lũ trong tháng 10/2020, xã Hướng Lập bị nhấn chìm trong nước, cô lập nhiều ngày, gây ra thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu, gia súc, gia cầm của người dân; trụ sở UBND xã và trạm y tế, trường học… bị hư hỏng, ngập sâu trong bùn đất. Trước tình hình này, anh Nghĩa đã tích cực tham gia đưa người dân đến nơi an toàn, giúp dân dựng lại nhà cửa, vệ sinh môi trường để ổn định sinh hoạt, sản xuất sau lũ. Đồng thời anh kết nối với những tấm lòng hảo tâm hỗ trợ nhiều lương thực, thực phẩm và vật dung thiết yếu để góp phần giúp bà con vượt qua khó khăn.

Anh Nghĩa tâm sự: “Lúc mới nhận công tác ở Hướng Lập, tôi gặp nhiều khó khăn, nhất là chưa có kinh nghiệm, trình độ dân trí của người dân còn hạn chế, ngôn ngữ bất đồng nhưng xác định nhiệm vụ của công chức tư pháp - hộ tịch là cánh tay đắc lực của chính quyền địa phương trong các vấn đề liên quan đến pháp luật, là địa chỉ tin cậy để người dân tiếp cận, tìm hiểu và thực hiện các quy định của pháp luật. Vì vậy, tôi luôn tận tụy, trách nhiệm trong công việc, không ngừng học tập nghiên cứu trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là học hỏi những cách làm hay, hiệu quả từ các nơi khác để áp dụng tại địa phương. Mặt khác, thường xuyên giữ mối liên hệ với các bí thư chi bộ, trưởng các thôn, bản để trao đổi, nắm bắt tình hình mọi mặt để cùng tháo gỡ những khó khăn trong công việc cũng như kịp thời tham mưu cho lãnh đạo xã giải quyết theo quy định”.

“Anh Trần Đại Nghĩa là một công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã tiêu biểu của huyện Hướng Hóa bởi anh là người không quản ngại khó khăn, luôn tận tụy và linh hoạt trong công việc để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, Trưởng Phòng Tư pháp huyện Hướng Hóa Lê Phước nói.

Với những đóng góp của anh Trần Đại Nghĩa, nhiều năm qua, công tác tư pháp ở xã Hướng Lập đã có những chuyển biến tích cực, xã không có đơn thư khiếu nại vượt cấp, số vụ vi phạm pháp luật giảm, không còn tình trạng khai sinh quá hạn, những trường hợp di dân, di cư tự do đã có cuộc sống ổn định, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xã Hướng Lập nhiều năm liền được UBND huyện tặng giấy khen, UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác tư pháp cơ sở.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Tận tâm với phụ nữ vùng cao

Lâm Phương |

Tìm thấy niềm vui, ý nghĩa trong những công việc mình đang làm, chị Phan Thị Chung, Chủ tịch Hội Phụ nữ thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã dành nhiều tâm huyết cho những hoạt động và phong trào thi đua của phụ nữ vùng cao huyện Đakrông.

Người trưởng thôn tận tụy, trách nhiệm

Tú Linh |

Anh Nguyễn Như Khoa (sinh năm 1982), ở thôn Hưng Nhơn, xã Hải Phong, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) là một trưởng thôn trẻ nhiệt tình, năng nổ trong công tác, luôn được người dân tín nhiệm. Anh luôn xứng đáng là chỗ dựa vững chắc cho cộng đồng.

Nữ hiệu trưởng luôn tận tụy với công việc

Nguyễn Vinh |

Cách đây 2 năm, Trường Tiểu học Đông Giang, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) được sáp nhập từ hai trường tiểu học là Nguyễn Văn Trỗi và Hoàng Hoa Thám với 22 cán bộ, giáo viên (GV), nhân viên, 343 học sinh (HS)/11 lớp. Trường có 2 điểm trường, với tổng diện tích khuôn viên 8.960 m2, gồm có khu hiệu bộ, khu phòng học hai tầng, 14 phòng học tương đối khang trang đủ cho HS học tập. Tuy mới sáp nhập còn nhiều việc phải làm nhưng dưới sự lãnh đạo của cô Nguyễn Thị Thanh Tình, hiệu trưởng nhà trường, thầy và trò của trường đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học.

Cán bộ người dân tộc Vân Kiều tận tụy với công tác Mặt trận

Tân Long |

Bén duyên với công tác Mặt trận ngay từ khi tỉnh mới được lập lại đến nay, anh Hồ Văn Bền, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đakrông (Quảng Trị) được biết đến là một cán bộ Mặt trận năng động, đầy nhiệt huyết và trách nhiệm. Trên mọi nẻo đường của những bản làng xa xôi huyện miền núi Đakrông, dấu chân anh luôn miệt mài đến với bà con các dân tộc thiểu số để làm tốt công tác vận động thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần cùng Đảng bộ và Nhân dân xây dựng huyện Đakrông ngày càng phát triển.