Người bệnh nguy kịch từ vết nhỏ côn trùng cắn

Lệ Hà |

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận ca cấp cứu nữ bệnh nhân N.C, 60 tuổi do trung tâm cấp cứu 115 - Hà Nội chuyển đến. Người bệnh rơi vào tình trạng nguy kịch sau khi bị côn trùng đốt.

Bệnh nhân được cấp cứu ngừng tuần hoàn tại nhà, sau đó hồi phục tuần hoàn và duy trì thuốc vận mạch liều trung bình. Bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ nên bước đầu nhận định khả năng do nhồi máu cơ tim cấp và nhập viện điều trị tại khoa Hồi sức tim mạch.
 
 Vết ong đốt trên cơ thể người bệnh là độc tố khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng phản vệ nguy kịch. Ảnh: BVCC

Khi được đưa lên khoa Hồi sức tim mạch, đánh giá lâm sàng bệnh nhân gọi biết nhưng vẫn rất lơ mơ và chậm, không tiếp xúc được, huyết áp thấp, vận mạch ngày càng tăng liều lên.

Kíp bác sĩ đã quyết định siêu âm và đánh giá toàn trạng bệnh nhân một lần nữa. Về mặt lâm sàng bệnh nhân có biểu hiện của thoát mạch phản vệ, 1 số triệu chứng của phản vệ nguy kịch như phù nề mí mắt và vùng mặt, xung huyết da toàn thân, có biểu hiện của khó thở rít vùng họng.

Bác sĩ Phạm Sơn Lâm khoa Hồi sức tim mạch - Viện Tim mạch (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết: “Mặc dù phán đoán bệnh nhân ngừng tuần hoàn do nhồi máu cơ tim cấp, tuy nhiên dựa vào các biểu hiện cụ thể, đặc biệt tình trạng thiếu dịch lòng mạch rất nặng, chức năng co bóp của tim tốt, chúng tôi nhận định tình trạng bệnh nhân hiện tại là phản vệ nguy kịch do một loại độc chất hoặc ăn phải thứ gì đó.

Chúng tôi đã hỏi tiền sử người bệnh, người nhà nói từ trước đến giờ không dị ứng với bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, do biểu hiện lâm sàng như vậy, chúng tôi vẫn quyết định cấp cứu theo hướng phản vệ nguy kịch bằng cách hồi sức dịch khối lượng lớn và dùng các thuốc vận mạch”.

Vài giờ sau, bệnh nhân dần hồi phục, các thuốc vận mạch được giảm liều.

Khi bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, bác sĩ khai thác được trước khi bị tình trạng cấp cứu và hôn mê, bệnh nhân bị một con ong đốt vào đùi. Vết đốt đau nhói dữ dội, 10 phút sau bệnh nhân choáng váng mệt lả người, tím tái và dần mất ý thức. Từ đó có thể kết luận bệnh nhân bị phản vệ nguy kịch do độc tố của côn trùng gây ra.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số

Thanh Lê |

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số”, học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) tại các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã mạnh dạn hơn trong giao tiếp, có năng lực cơ bản trong sử dụng tiếng Việt, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các địa phương.

5 thời điểm vàng để uống mật ong tốt cho sức khỏe

Trần Ngân |

Dù biết mật ong tốt cho sức khỏe, thế nhưng thời điểm uống mật ong cũng cần được chú ý để phát huy tốt nhất công dụng của chúng.

Ngư dân Quảng Trị vươn khơi bám biển những ngày cuối năm

Đạo Thiện |

Những ngày này, tại các địa phương ven biển, bà con ngư dân đang bắt đầu hối hả bước vào đánh bắt vụ cá Bắc. Mặc dù thời tiết không mấy thuận lợi, nhưng vụ cá cuối năm luôn đem lại nguồn thu khá lớn và là nguồn kinh phí trang trải cho dịp Tết Nguyên đán nên bà con ngư dân vẫn tranh thủ bám biển vươn khơi. Bằng sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương và kinh nghiệm đi biển của người dân, hy vọng vụ đánh bắt cá Bắc cuối năm 2020 này sẽ đạt kết quả cao.

Tặng thiết bị thư viện, sách và hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ cho học sinh, giáo viên Trường TH&THCS A Vao

Đức Việt |

Ngày 4/12/2020, Đoàn công tác của Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch do Vụ trưởng Vũ Dương Thúy Ngà làm trưởng đoàn cùng lãnh đạo Thư viện tỉnh Quảng Trị đã đến thăm, tặng thiết bị thư viện, sách và trao hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ cho học sinh, giáo viên Trường TH&THCS A Vao, huyện Đakrông (Quảng Trị).