Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều thói quen xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của gan và thận, là nguyên nhân gây nên các bệnh như: viêm thận, viêm gan, sỏi thận… Dưới đây là những thói quen xấu thường gặp.
1. Ít uống nước
Đại đa số lỗi này thường thuộc về nam giới. Nam giới thường ít uống nước hơn phụ nữ, đặc biệt là nước lọc nên khả năng mắc các bệnh về thận là rất cao.
Các chất thải, chất độc trong cơ thể đều được “phân loại” và thải ra ngoài thông qua hoạt động của lá gan và thận. Dù chỉ chiếm 1% trọng lượng của cơ thể và bằng 1/4 trọng lượng của tim nhưng thận giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hệ bài tiết của cơ thể. Ngoài ra, thận còn có chức năng điện giải và điều tiết độ cân bằng lượng nước trong cơ thể. Để duy trì chức năng này, cần cung cấp đủ nước cho thận.
Lời khuyên: Bạn đừng bao giờ quên bổ sung nước cho cơ thể ngay cả khi thời tiết lạnh. Nếu nước lọc không có “sức hấp dẫn” với bạn, hãy tìm đến các loại nước khác như: sữa, nước ép hoa quả, các loại trà, nước canh…
2. Làm việc quá nhiều và nghỉ ngơi không điều độ
Từ khung giờ 1:00 - 3:00 sáng, đây là thời điểm để gan và máu trải qua quá trình hồi phục sâu. Hầu hết mọi người vào thời điểm này đều ở trong trạng thái ngủ sâu. Để duy trì sức khỏe cho gan, duy trì thói quen ngủ sớm, cải thiện chất lượng giấc ngủ là điểu rất quan trọng. Vì vậy, đối với những người thường xuyên làm việc và nghỉ ngơi không điều độ, gan sẽ bị tổn thương và nhanh chóng phát triển thành nhiều bệnh nguy hiểm.
3. Trầm cảm lâu dài
Trong Y học Cổ truyền Trung Quốc, các bệnh về gan chủ yếu liên quan tới sự tức giận, hoặc trầm cảm trong thời gian dài. Khi tức giận, cơ thể sẽ tiết ra một chất gọi là catecholamine, khiến lượng đường trong máu và sự phân hủy axit béo tăng lên. Các chất độc trong máu và trong tế bào gan cũng tăng theo, ảnh hưởng rất lớn đến chức năng gan.
Nếu bạn muốn có một lá gan khỏe mạnh, hãy chú ý điều chỉnh cảm xúc trong cuộc sống hằng ngày và giữ tâm trạng bình tĩnh nhất có thể .
4. Uống thuốc bừa bãi
Gan là cơ quan giải độc lớn nhất của cơ thể, nhiều loại thuốc được chuyển hóa và hoạt động thông qua gan. Nếu sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài và không theo đúng liệu trình, điều này sẽ tạo ra một áp lực rất lớn đối với sự bài tiết của gan.
Tóm lại, trên thực tế, bản thân gan nhiễm mỡ không quá nghiêm trọng, nhưng nó thường liên quan tới nhiều vấn đề khác của cơ thể đi kèm. Do đó, một khi phát hiện mình bị gan nhiễm mỡ thì nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để khắc phục tận gốc. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến sức khỏe của gan thông qua việc ăn uống hằng ngày, kiểm tra thể chất thường xuyên, tránh những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe của gan.
5. Ăn nhiều thịt
Hiện nay lượng chất béo động vật đưa vào cơ thể mỗi người trung bình là 0,8mg/ngày, gấp đôi hàm lượng chất béo cho phép. Chất béo có nguồn gốc động vật thường chứa các chất khó tiêu hóa. Vì vậy, khả năng phân giải của gan và thận đối với các chất này kém hơn rất nhiều so với các chất béo có nguồn gốc động vật.
(Nguồn: Khỏe & Đẹp)