Nhạc sĩ Trần Tiến: Gã lãng tử du ca và sự nghiệp âm nhạc đồ sộ

Đông Du |

Nhạc sĩ Trần Tiến là cây đại thụ trong làng nhạc Việt với không ít sáng tác tạo nên tên tuổi. Ông ví cuộc đời mình là những chuyến phiêu du đầy tự tại.

Cuộc đời là những chuyến đi trải nghiệm

Nhạc sĩ Trần Tiến sinh ngày 16.5.1947 trong một gia đình ở Hà Nội. Nhắc đến Trần Tiến, người yêu nhạc sẽ nghĩ ngay đến một người nhạc sĩ đầy chất lãng tử. Ông là một nhạc sĩ bình dị với phong cách đặc trưng khi luôn gắn liền với chiếc mũ nồi, tay ôm đàn guitar hát nghêu ngao giữa dòng đời nhiều vội vã.

Chiếc đàn guitar- nhạc cụ không thể thiếu với Trần Tiến. Ảnh: ĐPCC.
Chiếc đàn guitar- nhạc cụ không thể thiếu với Trần Tiến. Ảnh: ĐPCC.

Suốt nhiều thập kỉ qua, có thể nói tên tuổi và những sáng tác của ông quyện chặt vào kí ức đẹp của biết bao thế hệ yêu nhạc. Ông còn được mệnh danh là người “nhạc sĩ du ca" vì những lần ngồi chiếc xe jeep những năm 90 để đi hát phục vụ khán giả.

Nhạc sĩ Trần Tiến chia sẻ trong phim tài liệu của mình rằng, ông thích xê dịch, thích đi lang, ngắm phố xá và ngồi cà phê với bạn bè. Những chuyến ngao du mang lại cho nam nhạc sĩ những chất liệu âm nhạc tuyệt vời. Đó cũng là nguồn cảm hứng để ông sáng tác hàng trăm ca khúc để đời.

Và những chuyến đi như vậy đã hình thành nên tính cách của Trần Tiến - một gã lãng tử du ca, thích tự do.

Khi nói về Trần Tiến, nhạc sĩ Nguyễn Cường tâm sự rằng: "Trần Tiến sinh ra để du ca hay du ca là phương thức, là bản chất của Trần Tiến".

Nhạc sĩ Trần Tiến còn trẻ. Ảnh: ĐPCC.
Nhạc sĩ Trần Tiến còn trẻ. Ảnh: ĐPCC.

Một thời gian sau khi ở Hà Nội, nhạc sĩ Trần Tiến Nam tiến để viết tiếp giấc mơ âm nhạc của mình. Ông thực hiện những sáng tác cho sinh viên với gia điệu ngẫu hứng, yêu đời.

Đến năm 1990, Trần Tiến lập nhóm “Du ca Đồng nội” để đi hát kiếm tiền xây dựng một Trường nhạc cho trẻ mồ côi, trẻ thiếu may mắn.

Một thời gian, nhạc sĩ Trần Tiến cùng nhóm "Đồng nội" du ca khắp nơi, đi đến tận cùng trời đất vì trẻ em bất hạnh.

Sau này, dù không còn "du ca" nhưng âm nhạc của ông vẫn không thay đổi, vẫn đầy phong cách lãng tử, vẫn đời và rất đời. Ông thừa nhận bản thân luôn hết mình trong âm nhạc, một khi sáng tác là muốn tham vọng tìm đến tận cùng của cảm xúc và "moi" hết cái hay, cái dở của trần đời kể cho khán giả nghe. Đó mới là nhạc Trần Tiến.

Những sáng tác bất hủ

Ông tâm sự rằng với những chuyến du ca là mỗi lần ông được trẻ lại, được bồi đắp thêm cảm xúc để cho ra đời nhiều tác phẩm phục vụ công chúng.

Âm nhạc của ông luôn giàu cảm xúc. Ảnh: ĐPCC.
Âm nhạc của ông luôn giàu cảm xúc. Ảnh: ĐPCC.

Người ta từng biết đến những cảm xúc hừng hực trong sáng tác của ông qua “Ngọn lửa cao nguyên” hay sự sâu lắng, nhẹ nhàng qua “Quê nhà”.

Và trong đó không thể thiếu những sáng tác về gia đình, về tình yêu với: “Chị tôi”, “Mẹ tôi”, “Sao em nỡ vội lấy chồng”…

Có thể nói những sáng tác của ông không bó buộc ở một chủ đề nhất định nhưng nó có điểm chung là cảm xúc chân thật và sự trải nghiệm đời sâu sắc.

Từ năm 16 tuổi, ông đã có những bài hát như: “Thanh niên ra tiền tuyến”, “Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp” đoạt Giải A cuộc thi Tiếng hát át tiếng bom do Hội nhạc sĩ Việt Nam tổ chức.

Và cho đến khi trở thành một nhạc sĩ gạo cội, không ai là không biết các ca khúc bất hủ của ông được thể hiện qua các giọng ca hàng đầu Việt Nam. Trong đó phải kể đến: “Mặt trời bé con”, “Tóc gió thôi bay”…

Năm 2000, Trần Tiến tổ chức liveshow đầu tiên của mình tại Nhà hát Hoà Bình và được Hãng phim Phương Nam sản xuất mang tên "Ngẫu hứng Trần Tiến".

Trần Tiến - gã du ca của nhạc Việt. Ảnh: ĐPCC.
Trần Tiến - gã du ca của nhạc Việt. Ảnh: ĐPCC.
Trần Tiến - gã du ca của nhạc Việt. Ảnh: ĐPCC.

Năm 2005, ca khúc "Mưa bay tháp cổ" của ông được ca sĩ Tùng Dương thể hiện thành công và giành giải Bài hát của tháng trong chương trình Bài hát Việt. Năm 2006, những ca khúc của ông như "Bình nguyên xa vắng", "Ra ngõ mà yêu"... xuất hiện trong album "Đối thoại 6" của Trần Thu Hà.

Năm 2007, ông nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho các tác phẩm "Bài ca thanh niên ra tiền tuyến (1967)", "Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp (1968)", "Giai điệu Tổ quốc (1980)", "Chiếc vòng cầu hôn (1984)"...

Tháng 9 năm 2008, Hà Trần đã sản xuất album mới mang tên Trần Tiến...

Hiện tại, ông chọn cuộc sống an yên bên gia đình và tịnh dưỡng sức khỏe. Có thể "đôi chân" gã lãng tử ấy đã có chút mệt mỏi nhưng chưa bao giờ âm nhạc trong ông ngừng lại.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Nhạc sĩ Lam Phương từ trần tại Mỹ ở tuổi 84

Phạm Tuấn |

Nhạc sĩ Lam Phương, người đã mang đến cho công chúng nhiều ca khúc nổi tiếng suốt nửa thế kỷ qua, vừa từ trần tại Mỹ, hưởng thọ 84 tuổi.

“Màu cỏ úa” và chuyến du ca cuộc đời Trần Tiến

Ngọc Dủ |

“Màu cỏ úa” là một phim tài liệu đầy dụng tâm của đạo diễn Lan Nguyên, với những khoảnh khắc đẹp về tính cách lãng tử, những châm ngôn đúc kết từ cuộc sống của nhạc sĩ Trần Tiến. Và đó cũng là bài học từ một người nhạc sĩ đã gắn liền với bao thế hệ.

Nhạc sĩ Trần Tiến bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối

Thanh Mai |

Theo chia sẻ của NSND Trần Hiếu, tác giả "Mặt trời bé con" đang mắc ung thư vòm họng ở giai đoạn 4.

Gia tài âm nhạc ghi dấu ấn của nhạc sĩ Phó Đức Phương

Thanh Mai |

Những ca khúc gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Phó Đức Phương như Những cô gái quan họ, Hồ trên núi, Một thoáng Tây Hồ...