Nhiều doanh nghiệp đang thí điểm mỗi tuần chỉ làm việc 4 ngày

Thanh Mai |

Ý tưởng làm việc chỉ 4 ngày/tuần nhưng hiệu quả không giảm đã được bàn từ khá lâu.

Mới đây, một số doanh nghiệp lớn nhất của Nhật đã chính thức thực hiện tuần làm việc ít ngày hơn.

Tháng 4, Tập đoàn Hitachi thông báo triển khai tuần làm việc 4 ngày với khoảng 15.000 nhân viên ngay trong năm tài chính hiện tại.

 

Nhà phát triển game Game Freak (nổi tiếng với game Pokemon) đã đề xuất kiểu làm việc mới này tới một số nhân viên. 

Các công ty khác như Panasonic Holdings, NEC, Mizuho Financial Group, Fast Retailing và Uniqlo cũng đang cân nhắc những biện pháp tương tự.

Tại Indonesia, từ năm ngoái ngân hàng cho vay ngang hàng Alami đã giới thiệu mô hình tuần làm việc 4 ngày tới các nhân viên như một giải pháp nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần và hiệu quả làm việc.

Trước đó, Công ty giáo dục Eduwill của Hàn Quốc khi từ năm 2019 đã trở thành doanh nghiệp đi đầu thực hiện tuần làm việc ít ngày hơn. 

Ấn Độ cũng đang chuẩn bị thực thi 4 luật lao động mới trong năm nay. Cụ thể, người lao động được lựa chọn làm việc 4 ngày 1 tuần, dù tổng số giờ làm việc không đổi, mỗi tuần vẫn là 48 giờ.

Ông Dave O’Farrell - lãnh đạo Công ty O’Farrell Career Management, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn và quản trị thương hiệu cho các doanh nghiệp có trụ sở tại thành phố Atlanta, bang Georgia (Mỹ) - cho rằng ở những công việc lao lực về thể chất, tuần làm việc 4 ngày, thậm chí 3 ngày có thể sẽ trở nên phổ biến. Tuy nhiên với các công việc bàn giấy dường như tư duy này chưa dễ được chấp nhận.

Theo khảo sát của Công ty Mynavi trong tháng 2/2022 cho biết khoảng 78,5% người lao động trong độ tuổi 20- 50 ở Nhật nói không muốn nghỉ thêm nếu bị giảm lương. Khoảng 60,1% trong số 800 người tham gia khảo sát cho rằng tại nơi làm việc của họ khó có thể áp dụng tuần làm việc 4 ngày vì khối lượng công việc quá nhiều.

Bà Hiromi Murata, chuyên viên cao cấp tại viện nghiên cứu độc lập Recruit Works Institute, cho rằng tuần làm việc 4 ngày cũng đặt ra những thách thức kèm theo như khó khăn trong việc quản lý các ca làm việc, thiếu sự liên lạc giữa các nhân viên.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Nỗ lực tạo điều kiện đưa người lao động trong tỉnh ra nước ngoài làm việc

Võ Khánh Linh |

Nếu thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại thời điểm xảy ra COVID-19 là một “bức tranh” ảm đạm, thì đầu năm 2022, trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh đã có “gam màu sáng”.

Các quốc gia trên toàn thế giới 'đánh dấu' Ngày Quốc tế Lao động 1/5

Chấn Hưng |

Những người biểu tình trên khắp thế giới đã xuống đường vào Chủ nhật (1/5) để chào mừng người lao động và thúc đẩy cải thiện quyền lao động.

Nhiều thiệt thòi cho người lao động nếu lựa chọn nhận bảo hiểm xã hội một lần

Thanh Trúc |

Do tác động tiêu cực của COVID -19 đến thị trường lao động, hiện nay, tình trạng người lao động (NLĐ) mất việc làm, nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần có xu hướng gia tăng. Đây là lựa chọn khiến NLĐ chịu nhiều thiệt thòi về quyền lợi, cần cân nhắc khi quyết định. Phóng viên Báo Quảng Trị đã phỏng vấn Phó Giám đốc BHXH tỉnh Mai Thanh Bình về vấn đề này.

Kết quả bước đầu thực hiện thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp

Ly Na |

Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) nhóm doanh nghiệp (DN) kinh doanh, chế biến, xuất nhập khẩu gỗ tỉnh Quảng Trị được ký kết từ tháng 11/2021, đến nay, qua gần 6 tháng triển khai thực hiện đã đạt được những kết quả bước đầu, góp phần đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho 447 đoàn viên, công nhân lao động và xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các DN.