Những kỹ năng thoát hiểm đặc biệt cần nhớ khi xảy ra cháy, nổ

Thanh Mai |

Dưới đây là những kĩ năng thoát hiểm vô cùng quan trọng khi xảy ra cháy nổ, đảm bảo an toàn tính mạng bản thân và gia đình.

Kỹ năng thoát hiểm khi cháy nổ

Thay vì hoảng loạn, bạn có thể thoát ra ngoài một cách an toàn khi biết những kĩ năng thoát hiểm, đảm bảo an toàn tính mạng bản thân và gia đình khi có hỏa hoạn xảy ra.

- Khi thấy cháy, nổ, phải thật bình tĩnh xác định ngọn lửa và nguồn khói, ổn định tâm lý để tìm cách rời đi càng nhanh chóng và an toàn càng tốt.

- Hãy di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất và men bờ tường để tìm lối thoát nạn một cách nhanh nhất. Nếu luồng khói từ trên cao hoặc ngay trong tầng của bạn, hãy nhanh chóng di chuyển ra cửa thoát hiểm và chạy thoát xuống các tầng dưới. Nếu khói xuất phát từ tầng dưới, bạn hãy tìm cách di chuyển ngược lên trên tầng thượng để tránh ngạt khí. Với những tòa nhà chung cư thường khóa cửa sân thượng thì không nên chạy lên vì nếu lối thang bộ bị nhiễm khói, đây là nơi tập trung khói bay lên.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

- Nên bịt khăn có thấm nước lên miệng, mũi để tránh ngạt khí và quấn chăn thấm đẫm nước lên người để tránh cháy quần áo, bỏng da. Dùng chăn ẩm ướt hoặc băng dính bịt kín các khe cửa để tránh khói, khí độc tràn vào phòng.

- Trong trường hợp quần áo bị cháy, hãy dừng di chuyển, nằm xuống và trở mình liên tục cho đến khi ngọn lửa được dập tắt, đồng thời che mặt càng nhiều càng tốt. Không được chạy vì gió sẽ làm lửa cháy nhiều hơn. Không nhảy xuống bể bơi, hồ bơi hoặc bể nước vì nước có thể đã bị ngọn lửa làm nóng.

- Di chuyển ra ngoài ban công, cửa sổ và gọi to để cầu cứu. Để thu hút sự chú ý từ mọi người, hãy dùng khăn, áo, mũ màu sắc nổi bật để vừa hô cứu vừa ra hiệu cầu cứu.

- Nếu muốn mở cửa, hãy cẩn thận kiểm tra nhiệt độ của cửa trước khi mở. Khi mở cửa, cần tránh sang một bên để tránh trường hợp lửa tạt vào người. Nếu không thể vào một lối thoát an toàn hoặc nhận được sự trợ giúp của người khác, bạn có thể thoát ra từ cửa sổ, ban công hay nhảy qua mái nhà bên cạnh.Tuyệt đối không núp trong nhà vệ sinh.

- Khi thoát ra ngoài phòng, tuyệt đối không chen lấn xô đẩy, không sử dụng thang máy để thoát nạn vì khi có sự cố cháy, nổ nguồn điện sẽ bị cắt nên thang máy sẽ bị dừng. Bạn cần bình tĩnh di chuyển theo đường cầu thang bộ.

- Khi có lực lượng đến cứu, bạn phải bình tĩnh, chú ý làm theo hướng dẫn của lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và đội ngũ cứu hộ. - Trong trường hợp nhà ở tầng thấp, bạn có thể tìm cách nhảy xuống dưới đất bằng cách nối các loại chăn mỏng thành dây dài.

- Khi xảy ra cháy, nổ tại những nơi tập trung đông người như trung tâm thương mại, siêu thị, rạp chiếu phim… việc đầu tiên phải thật bình tĩnh tìm cách hoặc tuân theo sự chỉ dẫn của nhân viên hướng dẫn để thoát ra khỏi tòa nhà qua các lối thoát nạn thuông thường như cầu thang bộ, nơi có đèn Exit (Lối ra). Đây là những nơi thoát nạn an toàn nhất.

Việc trang bị kỹ năng thoát hiểm và thiết kế các đường “thoát hiểm” đối với mỗi ngôi nhà là điều hết sức cần thiết. Trong tình huống khẩn cấp, chúng ta có thể sử dụng các kĩ năng thoát hiểm, giải cứu cho bản thân và những người trong gia đình. Đáng lưu ý, những “lối thoát hiểm” được thiết kế còn giúp lực lượng cứu hoả có thể tiếp cận và hỗ trợ chúng ta khi đám cháy xảy ra.

Chuẩn bị những dụng cụ thoát hiểm và các phương tiện phòng cháy

Đối với những ngôi nhà ống cao tầng, cần dữ trự thang thoát hiểm, trong tình huống khẩn cấp, người trong nhà có thể sử dụng thang để ra ngoài từ tầng cao. Loại thang này hiện nay được bán trên thị trường rất nhiều hoặc có thể tự làm. Mỗi gia đình nên trang bị 1 chiếc để ở khu vực gần ban công, lan can tầng cao của nhà. Đồng thời, cần phải nắm rõ cách sử dụng thang để có thể nhanh chóng thoát hiểm trong tình huống khẩn cấp.

Chúng ta nên dữ trự thêm mặt nạ phòng độc cho mọi thành viên trong gia đình và trang bị bình chữa cháy nhỏ gọn để trong nhà.

Những dụng cụ này có thể hỗ trợ cho chúng ta trong khoảng thời gian chờ lực lượng phòng cháy chữa cháy có mặt tại hiện trường.

Mỗi gia đình nên tự trang bị phương tiện chữa cháy, bình chữa cháy để tự chữa cháy khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Đồng thời, mở lối cửa thoát hiểm ra ngoài trên các chuồng cọp, lồng sắt, ban công và không sắp xếp hàng hóa, đồ đạc, tài sản cản trở lối thoát nạn.

Các biện pháp phòng, chống cháy, nổ 

- Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải dự trữ số lượng ít nhất và để ở khu vực riêng biệt tránh nhầm lẫn và đổ vỡ.

 

- Ô tô, xe máy, các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu … phải kín. Không để ô tô trong nhà ở phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí độc khi nổ máy.

- Không sạc điện thoại, thiết bị tiêu thụ điện ban đêm.

- Phải lắp đặt thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh từng thiết bị điện tiêu thụ công suất lớn, không để hàng hóa dễ cháy gần bóng điện (dây dẫn, ổ cắm, thiết bị) sát gần các tường, sàn, trần, vách là các vật liệu dễ cháy.

- Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người tàn tật, người tâm thần sử dụng các thiết bị điện.

- Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn các vật liệu không cháy, cách xa vật liệu dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Chỉ đốt đèn, nến, thắp hương khi có người lớn ở nhà trông coi. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn chóng cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.

-Trước khi rời khỏi và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt thiết bị điện không cần thiết. 

(Nguồn: Phụ nữ mới)

12 người xác định tử vong trong vụ cháy quán karaoke ở Bình Dương

Thanh Mai |

Tới 8h20 sáng 7-9, đã có ít nhất 12 người được xác định tử vong, 2 người bị thương nặng trong vụ cháy nghiêm trọng xảy ra tại quán karaoke An Phú

Đông Hà: Ra mắt mô hình Khu dân cư an toàn phòng cháy chữa cháy

Hải Phi |

Ngày 23/8, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC & CNCH) Công an tỉnh Quảng Trị phối hợp với UBND Phường 3, TP. Đông Hà tổ chức lễ phát động xây dựng điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy, đồng thời ra mắt mô hình “Khu dân cư an toàn PCCC” tại địa bàn Khu phố 7. Đây là một trong những địa bàn được chọn làm điểm để nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh.

Cháy lớn thiêu rụi xưởng chế biến mủ cao su, ước tính thiệt hại hơn 800 triệu đồng

Bảo Phú |

Khoảng 19h50 ngày 15/8/2022, xảy ra vụ cháy lớn ở xưởng hong - sấy mủ cao su của bà  Lê Thị Phi, trú tại thôn Đồng Tâm, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng trị. 

Nhiều vụ cháy liên tiếp xảy ra, Bộ Công an đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong chiến lược chống "giặc lửa"

Thanh Mai |

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội phát triển mạnh, tốc độ đô thị hóa nhanh, số lượng các công trình xây dựng ngày càng nhiều, “giặc lửa” ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, nhất là cháy, nổ tại các khu dân cư, nhà cao tầng, chợ, khu công nghiệp.