Nỗ lực cải thiện cuộc sống cho người dân vùng cao

Thanh Lê |

Với những chính sách hỗ trợ thiết thực, phù hợp, bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trên địa bàn, diện mạo vùng nông thôn miền núi huyện Đakrông (Quảng Trị) đã có nhiều đổi thay, đặc biệt là chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện, người nghèo đã được tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ thiết yếu cơ bản của xã hội.

Để góp phần thực hiện công tác giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn, thời gian qua, Huyện đoàn Đakrông đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, đem lại hiệu quả cao. Bí thư Huyện đoàn Đakrông Cao Thị Thùy Trang cho biết: “Xác định Đoàn Thanh niên đóng vai trò quan trọng trong việc chung tay thực hiện công tác giảm nghèo tại địa phương nên ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Huyện đoàn đã xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội đoàn các cấp, trong đó chú trọng xây dựng chương trình phối hợp trong công tác giảm nghèo hằng năm. Để giúp đoàn viên thanh niên được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, có điều kiện lập thân, lập nghiệp, tổ chức đoàn từ huyện đến cơ sở đã tăng cường các giải pháp tuyên truyền, hỗ trợ thanh niên về nghề nghiệp, việc làm.

Mô hình chăn nuôi giúp người dân xã Tà Rụt, huyện Đakrông cải thiện thu nhập -Ảnh: T.L​
Mô hình chăn nuôi giúp người dân xã Tà Rụt, huyện Đakrông cải thiện thu nhập -Ảnh: T.L​

Thường xuyên phối hợp với các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để tổ chức các hoạt động “Ngày hội nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên”; thực hiện tư vấn, định hướng nghề nghiệp việc làm, xuất khẩu lao động cho hội viên, thanh niên, học sinh, góp phần định hướng chọn ngành, nghề và trường thi phù hợp với khả năng và trình độ của thanh niên. Cùng với đó, việc phát hiện, hỗ trợ và nhân rộng mô hình phát triển kinh tế trong thanh niên cũng được Ban Thường vụ Huyện đoàn quan tâm thực hiện tốt với các hoạt động hiệu quả.

Tiêu biểu như thành lập Câu lạc bộ Thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế, hỗ trợ nguồn vốn vay cho đoàn viên, thanh niên... Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện triển khai hiệu quả hoạt động hỗ trợ thanh niên vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh thông qua nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn vốn ủy thác, đến nay đã có 8/13 xã, thị trấn nhận ủy thác qua kênh của Đoàn Thanh niên với tổng dư nợ hơn 34 tỉ đồng. Với những cách làm đó đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn, hộ nghèo trong thanh niên giảm bình quân hằng năm từ 6-8%, cao hơn mức bình quân chung toàn huyện”.

Bên cạnh các hội, đoàn thể, nhiều địa phương trên địa bàn huyện Đakrông cũng đã có nhiều cách làm hay nhằm thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo. Thời gian qua, xã Húc Nghì đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện công tác giảm nghèo với nhiều cách làm hay, sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đó là làm tốt công tác lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ và nguồn tài trợ từ các chương trình, dự án để hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế, tổ chức ký cam kết thoát nghèo với người dân. Đồng thời phối hợp tổ chức các lớp đào tạo nghề, tập huấn để từng bước nâng cao trình độ tay nghề của người lao động. Chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện thuận lợi cho những người nghèo, cận nghèo trên địa bàn được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi của Đảng, Nhà nước để có thêm nguồn lực cho phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Nhờ vậy, từ năm 2016 đến nay, xã Húc Nghì đã giảm được 72 hộ nghèo, tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm là 6,7%.

Huyện Đakrông có địa hình hiểm trở, chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn, giao thông đi lại khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 80% dân số. Trình độ dân trí còn thấp, lực lượng lao động chủ yếu làm trong lĩnh vực nông nghiệp, phương thức sản xuất đơn lẻ, mang nặng tập quán cũ. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, tỉ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn cao. Trong xu thế phát triển chung của xã hội, những năm gần đây, bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, cùng với sự hỗ trợ của các chương trình, dự án, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Đakrông đã có chuyển biến tích cực. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 20,5 triệu đồng/người, tăng 1,9 lần so với năm 2015. Các dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Chính phủ đã tác động tích cực vào thành quả giảm nghèo trên địa bàn huyện. Công tác xây dựng đời sống văn hóa tại các thôn, bản, khu dân cư được đẩy mạnh, tạo tinh thần phấn khởi và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tính đến cuối năm 2020, tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 29,1%. Thông qua thực hiện dự án thuộc các chương trình, đối tượng hưởng lợi đã mạnh dạn tham gia các mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, tham gia đối ứng vốn để triển khai các chương trình, dự án; tư tưởng trông chờ, ỷ lại từng bước được khắc phục. Các hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đã tiếp cận được với các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin…Kết quả thực hiện chương trình đã thay đổi đáng kể diện mạo nông thôn miền núi, góp phần quan trọng trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đakrông Hồ Văn Dương cho biết thêm: “Thời gian tới, địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững; khai thác, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân đầu tư trên địa bàn. Thực hiện có hiệu quả việc hỗ trợ phát triển sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Thực hiện rà soát, phân loại, phân nhóm hộ nghèo, nâng cao tiếp cận các chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo. Phấn đấu giảm tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo một cách bền vững. Đồng thời thực hiện tốt việc phân công cán bộ, đảng viên phụ trách nhóm hộ hoặc từng hộ nghèo cụ thể; giao chỉ tiêu giảm hộ nghèo cho từng thôn, bản, xã, thị trấn, các đoàn thể, hằng năm, định kỳ có đánh giá, kiểm điểm rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao đối với công tác giảm nghèo”.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững ở Đakrông

An Phong |

Để chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững, những năm gần đây huyện Đakrông đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng; từng bước cơ cấu lại vùng chăn nuôi và thay đổi hình thức nuôi từ nhỏ lẻ sang quy mô trang trại; ứng dụng công nghệ mới nhằm hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm, tăng chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm…

Mô hình chăn nuôi gà sao cho hiệu quả cao

Võ Thái Hòa |

Trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị chú trọng phát triển các loại cây, con cho giá trị kinh tế cao.

Hỗ trợ tỉnh Quảng Trị khôi phục chăn nuôi với tổng giá trị 3,025 tỉ đồng

Kăn Sương |

Nhằm hỗ trợ người dân tỉnh Quảng Trị khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ tái sản xuất, tạo sinh kế cho người dân, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản đồng ý hỗ trợ tỉnh 218.000 gà giống, 2.000 giống ngan 1 ngày tuổi, 60 tấn thức ăn chăn nuôi, 220.000 liều vắc xin Newcatle, 220.000 liều vắc xin Gumboro, thuốc thú y với tổng giá trị 3,025 tỉ đồng.

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi lợn rừng

Phương Nga |

Ngoài công việc chính tại Quỹ Tín dụng nhân dân thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), với sự nhạy bén, năng động, anh Nguyễn Lê Anh Tuấn ở khu phố Thống Nhất, thị trấn Hồ Xá đã mạnh dạn đầu tư vào mô hình nuôi lợn rừng để mở hướng phát triển kinh tế gia đình. Sau hơn 3 năm, mô hình đã mang lại cho gia đình anh nguồn thu nhập ổn định trên 200 triệu đồng/năm.