Quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi trên không gian mạng

Phương Minh |

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 311/ QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng, giai đoạn 2022 - 2030”. Đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong bối cảnh truyền thông xã hội bên cạnh những thông tin tích cực vẫn tồn tại nhiều thông tin xấu, độc, tác động tiêu cực đến các tầng lớp nhân dân, trong đó có đối tượng thanh thiếu nhi.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 311/ QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng, giai đoạn 2022 - 2030”. Đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong bối cảnh truyền thông xã hội bên cạnh những thông tin tích cực vẫn tồn tại nhiều thông tin xấu, độc, tác động tiêu cực đến các tầng lớp nhân dân, trong đó có đối tượng thanh thiếu nhi.

 

Như chúng ta đều biết, thế hệ trẻ là tương lai của đất nước. Với âm mưu thâm độc, các thế lực thù địch, phản động thường xuyên lợi dụng những người trẻ để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Họ xem thanh thiếu nhi là đối tượng đặc biệt để gieo rắc những tư tưởng độc hại, trong đó có lối sống, quan niệm của phương Tây xa lạ với truyền thống, giá trị văn hóa Việt Nam. Họ đăng tải trên mạng nhiều tài liệu có nội dung phủ nhận những thành quả của đất nước, dân tộc ta, gieo rắc sự hoài nghi. Hơn thế, họ còn phát tán các ấn phẩm đồi trụy, cổ súy cho lối sống thực dụng, lôi kéo bộ phận giới trẻ coi trọng lối sống vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần, giảm sút ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

Các thế lực thù địch lợi tâm lý tuổi trẻ dễ tiếp cận cái mới, thích tự khẳng định mình, nhưng nhận thức các vấn đề chính trị - xã hội còn chưa chín để kích động, mua chuộc nhằm làm băng hoại đạo đức, lối sống của những người trẻ. Bởi thế nên nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp cần nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kịp thời nhận diện, vạch trần các thủ đoạn, âm mưu của các thế lực thù địch, phản động; tập trung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi, nhất là trên không gian mạng.

Mục tiêu chung của Chương trình “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng, giai đoạn 2022 - 2030” là nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa trên không gian mạng, góp phần xây dựng thế hệ trẻ có lý tưởng cách mạng, bản lĩnh vững vàng, giàu lòng yêu nước, có tri thức, văn hóa, có ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm với cộng đồng, có ước mơ, hoài bão, khát vọng và kỹ năng hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên số.

Hình thành và phát triển các kỹ năng nhận diện, xử lý, làm chủ thông tin và các công cụ, phương tiện kỹ thuật trong hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa trên không gian mạng; chủ động sàng lọc, nhận diện được các thông tin xấu, độc, tiếp nhận thông tin tích cực trên không gian mạng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần tích cực hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Nhiệm vụ cụ thể đặt ra là phần lớn cán bộ đoàn, hội, đội, đoàn viên, hội viên và thanh niên, thiếu niên được tuyên truyền, tích cực thực hiện Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội; được tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng, hội nhập quốc tế trên không gian mạng. Hướng đến các trang mạng xã hội của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh từ trung ương tới cơ sở thực hiện kết nối và chia sẻ thông tin thống nhất. Phấn đấu đến năm 2030, 100% xã, phường, thị trấn, trường học, công sở các cấp có kênh thông tin trên không gian mạng để kết nối, tập hợp, tương tác, tuyên truyền, định hướng tư tưởng cho thanh thiếu nhi; ngăn chặn thông tin ảnh hưởng tiêu cực đến thanh thiếu nhi.

Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, cần tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, thiếu niên khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng an toàn, hiệu quả; giám sát, bảo vệ, ngăn chặn, xử lý thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng ảnh hưởng tiêu cực đến thanh thiếu nhi; triển khai hiệu quả cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp”; xây dựng, nâng cấp, vận hành, quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các kênh thông tin; xây dựng các sản phẩm truyền thông hiện đại phục vụ công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi trên không gian mạng.

Tổ chức hiệu quả các hoạt động sử dụng không gian mạng để thu hút, tập hợp thanh thiếu nhi; đào tạo, bồi dưỡng, kết nối đội ngũ cán bộ, chuyên gia, trí thức trẻ thực hiện công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi.

Cùng với đó, tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ về nền tảng tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phát huy vai trò của tổ chức đoàn thanh niên trong tham gia trực tiếp tôi luyện, giáo dục cho thanh thiếu nhi lý tưởng, hoài bão và khát vọng cống hiến; hình thành lớp trẻ ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành, xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

Mỗi đoàn viên, thanh niên, thiếu niên cần xây dựng cho mình tư tưởng vững vàng, kịp thời phát hiện và tích cực đấu tranh, ngăn ngừa, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”; nỗ lực học tập, rèn luyện để trở thành công dân tốt, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Bàn giải pháp sớm mở cửa trường học an toàn phòng, chống COVID-19 trong các cơ sở giáo dục

Kăn Sương |

Ngày 19/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Y tế tổ chức hội thảo trực tuyến toàn quốc về tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp đảm bảo an toàn phòng, chống COVID-19 trong các cơ sở giáo dục.

Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật

Lê Thị Huyền |

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được Đảng xác định là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Đặc biệt, trong thời kỳ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng có vai trò quan trọng, được xác định là một “khâu nối” để đưa pháp luật vào cuộc sống.

Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục

T.L |

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 34/CT-TTg về tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT thực hiện các nhiệm vụ sau:

Giáo dục Việt Nam 2021: học trực tuyến không còn là chuyện "tạm thời"

Diệu Thuần |

Khai giảng trực tuyến, trong năm có tới 7 tháng học trực tuyến, thi trực tuyến... Năm 2021, học trực tuyến không còn là “tạm thời” mà là giải pháp thời đại.