Sinh con gái được khen thưởng và tặng tiền

Thanh Mai |

Cùng với bằng khen, những gia đình này còn được nhận một khoản tiền thưởng 1.490.000 đồng.

Một số địa phương tại ĐBSCL đã áp dụng chính sách gia đình sinh đủ 2 con một bề là gái, nuôi con khỏe, dạy con ngoan và mẹ còn trong độ tuổi sinh đẻ nhưng không vi phạm chính sách dân số kể từ khi sinh con gái thứ 2 sẽ được khen thưởng. Trong đó đi đầu phải kể đến là tỉnh Hậu Giang - địa phương vừa tặng bằng khen cho 22 gia đình đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện chính sách dân số sinh đủ 2 con một bề là gái trên địa bàn trong năm 2020. Ngoài ra, 22 gia đình này còn được nhận 1.490.000 đồng tiền thưởng. 

 

Theo bà Võ Thị Hoàng Loan, chi cục trưởng Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) Hậu Giang, việc khen thưởng được thực hiện theo nghị quyết 21 của HĐND tỉnh về việc hỗ trợ thực hiện chính sách dân số giai đoạn 2019 - 2025 với tổng kinh phí hơn 17,7 tỉ đồng. Hiện Hậu Giang có 34/75 xã đăng ký thực hiện sinh đủ 2 con. 

Ảnh minh họa.

Sau 2 năm thực hiện, mọi người dân đã nắm được chính sách hỗ trợ. Tong năm 2019 - 2020, tỉ lệ giới tính khi sinh của Hậu Giang là 110 bé trai/100 bé gái, trong khi tỉ lệ này của năm 2017 - 2018 là 114 bé trai/100 bé gái. Trong khi trước đó, Hậu Giang ghi nhận tỉ lệ sinh xuống mức thấp, như năm 2019 là tỉ lệ sinh thấp với 1,3 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

Bà Loan cho biết sẽ đề xuất HĐND tỉnh sửa đổi nghị quyết 21 để có thêm chế độ trực tiếp cho gia đình tham gia sinh đủ 2 con thay vì chỉ xây dựng mô hình cho ấp, xã thực hiện.

Nhiều địa phương khác tại ĐBSCL đang khuyến khích việc sinh đủ 2 con, khen thưởng gia đình sinh một bề là gái. 

Bà Nguyễn Thị Ngọc Đảnh, chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ TP Cần Thơ cho biết địa phương có tỉ lệ giới tính khi sinh là 104 bé trai/100 bé gái, Cần Thơ cũng có đề án giảm mất cân bằng giới tính từ năm 2018 - 2019. Trong năm 2018 đã có 85 gia đình sinh đủ 2 con một bề là gái học giỏi được nhận giấy khen kèm tiền thưởng và con số này trong năm 2019 là 170 gia đình. Tuy nhiên, nguồn kinh phí này đã bị cắt trong năm 2020.

Theo bác sĩ Văn Kim An, chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh An Giang, địa phương này đã tổ chức khen thưởng cho 50 gia đình, kèm theo là 900.000 đồng/giấy khen.

Bác sĩ Nguyễn Thế Khải, Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh Sóc Trăng, cho rằng cách làm của Hậu Giang đã tạo hiệu ứng tốt với nghị định 139 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tiền cho phụ nữ sinh đủ 2 con hoặc đủ 2 con một bề (sinh một lần đủ 2 trai hoặc 2 gái) nên cần được học hỏi, nhân rộng.

Về vấn đề khi "vỡ kế hoạch" sinh con thứ 3 sẽ bị xử lý như thế nào, bà Loan cho biết hầu hết những gia đình này đều cam kết sẽ thực hiện đúng chính sách hỗ trợ dân số. Hơn nữa, Hậu Giang quản lý chặt đối tượng hộ nghèo, cận nghèo do đối tượng này phổ biến sinh con thứ 3

Đồng Nai khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con nhằm nâng mức sinh lên mức cân bằng tự nhiên. Đây là một trong trong dự thảo "Kế hoạch hành động thực hiện chương trình điều chỉnh mức sinh của tỉnh Đồng Nai đến năm 2030", nhằm nâng tỉ lệ sinh tăng lên mức cân bằng tự nhiên (2,1 con/mẹ) và duy trì mức sinh thay thế.

Bà Lê Phương Lan, chi cục trưởng Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh Đồng Nai cho biết dự thảo này đang được lấy ý kiến trước khi ban hành. Dự thảo đã bổ sung một số giải pháp như ban hành quy định về việc đề cao tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc sinh đủ hai con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc; hỗ trợ phụ nữ khi mang thai, sinh con và sinh đủ hai con...

Đồng thời sẽ chú trọng quy hoạch, xây dựng các điểm trông giữ trẻ, nhà mẫu giáo phù hợp với điều kiện của bà mẹ, nhất là các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị; từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn...

Bà Lan nhận định, một trong những nguyên nhân khiến mức sinh trên địa bàn giảm là do chính sách dân số của Việt Nam chú trọng kế hoạch hóa gia đình, giảm sinh trong một thời gian dài. Nhu cầu ăn ở, áp lực con cái học hành... khiến nhiều cặp vợ chồng ngại sinh con. Ngoài ra, tình trạng vô sinh thứ phát cũng diễn ra khá phổ biến, chủ yếu là nhiễm khuẩn đường sinh sản, nạo phá thai nhiều lần, sử dụng rượu bia và thuốc lá ở nam giới...

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Chỉ số phát triển con người của Lào được cải thiện

Tổng hợp |

Giá trị Chỉ số Phát triển Con người của Lào tăng từ 0,405 lên 0,613, tăng 51,4% từ năm 1990 đến 2019, xếp thứ 137/189 quốc gia và vùng lãnh thổ, theo Báo cáo Phát triển Con người 2020 do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố ngày 24/12.

Xót thương con thơ sớm mồ côi mẹ

Thu Hạ |

Vừa sinh con được hơn 1 tuần, chị Hồ Thị My (sinh năm 1992), ở thôn Húc Nghì, xã Húc Nghì, huyện Đakrông (Quảng Trị) không may bị tai biến, phải nhập viện cấp cứu, điều trị gần 2 tháng nhưng không qua khỏi. Cháu Hồ Thị Non chưa đầy 2 tháng tuổi đã sớm mồ côi mẹ, hoàn cảnh gia đình vốn đã khó khăn nay lại càng bi đát hơn bao giờ hết vì sự ra đi đột ngột của người mẹ trẻ.

Chồng khóc ngất khi vợ đi sinh con bị lũ cuốn mất tích

Phúc Đạt |

Trên đường đi sinh con, một sản phụ ở Thừa Thiên Huế bị lũ cuốn mất tích.

Những người mẹ sinh con trong vô thức

Hoàng Hải Lâm |

“Hồi trước chưa bị hãm hiếp, con L tâm lý có phần ổn định hơn. Từ sau ngày có thai rồi sinh con, hắn trở nên điên loạn, la hét mỗi đêm. Có lần hắn kêu tên ai đó và bảo đừng làm hắn đau. Tôi và cha hắn hai người ôm con khóc hết nước mắt. Đã chịu cái số trời hành, cái thằng vô lương tâm mô đó còn hành, quá đáng mà”. Tiếng khóc hòa lẫn trong tiếng mưa trong căn nhà nhỏ của bà Trần Thị X tại miền biển Triệu Phong (Quảng Trị).